Khi nào nên cho trẻ sinh non ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ, các mẹ nên bắt đầu cho trẻ sinh non ăn dặm khi chúng đã được 6 tháng... Thông thường, sẽ có một vài dấu hiệu cho thấy những đứa trẻ sinh non có thể ăn dặm, đó là khi cơ thể trẻ bắt đầu phát triển như những đứa trẻ bình thường, mọi chức năng trong cơ thể phát triển hoàn thiện.
Khi nào nên cho trẻ sinh non ăn dặm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ, các mẹ nên bắt đầu cho trẻ sinh non ăn dặm khi chúng đã được 6 tháng... Thông thường, sẽ có một vài dấu hiệu cho thấy những đứa trẻ sinh non có thể ăn dặm, đó là khi cơ thể trẻ bắt đầu phát triển như những đứa trẻ bình thường, mọi chức năng trong cơ thể phát triển hoàn thiện.
Các yếu tố có thể dẫn đến sinh non
Thật ra, có rất nhiều nguyên nhân cũng như những yếu tố khác nhau dẫn tới tình trạng sinh non ở mẹ, mặc dù không phải mẹ nào cũng gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngay cả khi mẹ không gặp phải những dấu hiệu này thì bé vẫn bị sinh non. Dù thế, nhưng có tới hơn một nửa số bà mẹ sinh nong thường an toàn và không gặp phải bất kì một nguy cơ nào sau đó. Những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh non gồm:
Cơ thể mẹ được chẩn đoán là có dấu hiệu của bệnh miễn dịch, bị đái tháo đường thai kỳ, hoặc được chẩn đoán là bị tiền sản giật.
Trong thời gian mang thai, mẹ sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, hay lạm dụng ma túy...
Ở lần sinh trước đó mẹ đã sinh non hoặc có dấu hiệu sinh non.
Trường hợp mẹ có thai nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ sinh non
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, có tăng cân nhưng số lượng cân tăng lên không đều, không đầy đủ hoặc tăng cân quá nhiều cũng dẫn tới tình trạng sinh non.
Trong thai kỳ, mẹ bị bong nhau non, xuất huyết trước khi sinh hoặc xảy ra hiện tượng bị nhau tiền đạo.
Những người phụ nữ mang thai trong độ tuổi dưới 17 và trên 35 rất dễ bị sinh non, do lúc này cơ thể hoặc là chưa phát triển hết, bộ phận sinh sản vẫn còn phát triển thêm. Hoặc là bộ phận sinh sản đã bắt đầu “già” không đủ sức cho quá trình mang thai.
- Mẹ gặp một vài bệnh lý như bệnh nha chu...
Hiện tượng bị sinh non có thể xuất hiện do chủ định hoặc không may và không thể tránh khỏi. Sinh non có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho em bé và bà mẹ, tuy nhiên tử cung cũng không phải là nơi an toàn nhất cho sự sinh trường, phát triển của thai nhi.
Tình trạng sinh non có thể xảy ra khi các hộ sinh hay bác sĩ sản khoa dùng phương pháp nào đó chọc cho vỡ ối, sau đó truyền syntocinon vào. Đây là một nội tiết tố khiến tử cung co thắt, ở hầu hết phụ nữ khi chuyển dạ tử cung sẽ mở ra, song trong một số trường hợp do đứa bé yếu hoặc thai phụ không đủ sức “rặn” thì bác sĩ sẽ phải mổ để lấy đứa bé.
Trong một số trường hợp như mẹ bị ốm, cơ thể mẹ bị tiền sản giật, mẹ bị bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai hay bị suy nhau thai. Lúc này, phương pháp tốt nhất để bảo đảm an toàn cho cả mẹ lẫn bé là mổ lấy thai, kể cả khi bé chưa đến tháng sinh vẫn có thể tiến hành.
Cho bé ăn dặm khi nào
Em bé được xem là sinh non khi chào đời vào trước tuần thứ 37 của thai kì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ, thì với một em bé sinh thiếu tháng nên cho ăn dặm vào khoảng 6 tháng sau ngày dự sinh, chứ không phải là sau ngày sinh thực tế, bởi lúc này cơ thể bé còn khá nhỏ.Thông thường, sẽ có một vài dấu hiệu cho thấy nên cho trẻ sinh non ăn dặm, đó là khi cơ thể trẻ bắt đầu phát triển như những đứa trẻ bình thường, mọi chức năng trong cơ thể phát triển hoàn thiện.
Đầu tiên, phải kể tới chính là khả năng bé có thể nuốt. Lúc này, khi mẹ cho bé ăn một chút ngũ cốc pha với sữa, đây là món ăn đặc hơn sữa thông thường một chút, song bé vẫn có thể nuốt được một nửa và để nhễu một nửa lại. Lúc này vẫn chưa phải “thời cơ” để cho trẻ sinh non ăn dặm. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ tới khi bé có khả năng giữ đầu khi ngồi vào ghế ăn, khi nhìn thấy thức ăn thì chủ động há miệng để đón thìa thức ăn, khi ấy bé đã có thể bắt đầu ăn dặm. Trong một vài trường hợp, bé cố gắng “dành” lấy thìa đồ ăn từ tay bạn cho vào miệng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé thích một thứ đồ ăn khác hơn sữa.
- Với những đứa trẻ sinh thiếu tháng như vậy, các mẹ nên ưu tiên lự chọn những loại ngũ cốc tăng cường chất sắt như là bột yến hay lúa mạch hoặc gạo trộn với sữa bột, ngoài ra mẹ cũng có thể lựa chọn sữa mẹ. Những loại rau xanh, trái cây, thịt và trứng là những loại thực phẩm mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn dặm của bé, tuy nhiên nên đưa vào từ từ. Ban đầu, các mẹ chỉ nên cho bé ăn lỏng hơn một chút như dạng sữa sau đó sẽ đặc hơn trong vài tháng tiếp theo, làm như vậy dạ dày của bé sẽ tiếp nhận từ từ và cơ thể bé sẽ hấp thu nhanh chóng. Hãy dùng một loại thực phẩm trong thời gian 1 đến 2 tuần để xác định rằng bé có bị dị ứng với những loại thực phẩm ấy hay không.