Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, ngoài các xét nghiệm thường thấy, mẹ bầu nên tiến hành cả xét nghiệm nước ối. Thế nhưng, khi nào thì có thể tiến hành được xét nghiệm này
Khi nào mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước ối?
và nên xét nghiệm như thế nào thì HoiBenh sẽ giúp các chị em giải đáp.
Thời gian nào phù hợp để làm xét nghiệm nước ối?
Để có thể chuẩn đoán được tình trạng dị tật ở bé, vào tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ, mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm nước ối. Xét nghiệm này thường được tiến hành với siêu âm thai nhi. Thủ thuật chọc dò ối là cách mà bác sĩ dùng dụng cụ giống như cái kim dài, chọc vào bụng bầu của mẹ và lấy ra một chút nước ối mà không gây hại cho em bé. Chọc ối diễn ra nhanh chóng, đơn giản và thường không gây đau nên mẹ bầu cũng không cần phải gây mê.
Trong nước ối thường chứa tế bào, các dưỡng chất khác nhau nên thông qua mẫu nước ối, các bác sĩ sẽ kiểm tra AND và nhiều thông tin khác về sức khỏe thai nhi. Sau khi lấy nước ối, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích mẫu ối và mẹ bầu sẽ biết kết quả sau đó chỉ từ 1 – 3 tuần.
Khi tiến hành xét nghiệm nước ối có thể phát hiện ra được những bất thường nhiễm sắc thể bào thai như: hội chứng Edward (gây các dị tật bẩm sinh ở bé như dị tật tim, dị tật trí tuệ, bệnh đầu nhỏ và hệ vận động kém); hội chứng Down, rối loạn trao đổi chất, dị tật ống thần kinh, rối loạn máu (thiếu tế bào máu, máu khó đông, chứng máu loãng...).
Xét nghiệm này có thể tiến hành được với mọi phụ nữ mang thai nhưng chủ yếu hay tiến hành với những trường hợp như: Nghi ngờ thai nhi mắc hội chứng Down; thai phụ trên 35 tuổi và có bất thường về gen; thai phụ có tiền sử bất thường gen từ gia đình của mình.
Cách để có nước ối đạt chuẩn
Mẹ bầu cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và điều độ trong suốt quá trình mang thai. Có như vậy thì thai nhi mới phát triển thông qua nước ối. Khi ở những tháng cuối, em bé thường hay nuốt nước ối và cảm nhận được vị của nước ối, bởi vậy chế độ ăn khoa học sẽ giúp vị giác của bé phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ăn uống, mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh bị căng thẳng và phải được ngủ đủ giấc. Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giải phóng hệ thống tuần hoàn ở tử cung, giúp tránh tình trạng tử cung chèn vào mạch máu, gây trạng thái khó thở cho các mẹ và em bé.
Thường xuyên uống nước là cách bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là rất tốt cho bà bầu. Việc cung cấp đủ nước mỗi ngày không chỉ khiến mẹ bầu giảm được mệt mỏi khi mang thai mà còn giúp đủ nước ối. Mẹ bầu có thể uống 2 – 3 lần trong một tuần nước dừa bởi nước này cung cấp nhiều dinh dưỡng và giúp làm nước ối trở nên trong hơn. Có thể bổ sung nước bằng các loại nước trái cây để tăng độ đa dạng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Một số trường hợp về nước ối gây họa cho thai nhi
Thai nhi gặp nguy khi thiếu nước ối: Khi mẹ bầu được chuẩn đoán nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm thì mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu nước ối. Thiếu ối trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Thiếu ối trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tử cung và bào thai.
Lưu khí khi đa ối: Khi mẹ bầu có thể tích nước ối lên đến hơn 2.000ml tương đương với chỉ số ối từ 20cm trở lên thì sẽ là đa ối. Đa ối làm cho quá trình sinh con bị kéo dài, dễ dẫn đến suy thai ở trẻ và băng huyết ở mẹ. Ngoài ra còn một số nguy hiểm khác như: sinh non, thai nhi di động nhiều trong tử cung dễ dẫn đến nhau thai quấn cổ, ngôi thai bất thường.
Như vậy, để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và cho bé, nhất là đối với những phụ nữ lớn tuổi mới bắt đầu mang thai, các chị em nên tiến hành xét nghiệm nước ối một cách cẩn trọng. Nếu thấy có những hiện tượng cạn nước ối, rỉ nước ối thì khẩn trương tới gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên hợp lý nhất.