Khi nào bạn nên gọi cấp cứu: Làm thế nào để biết em bé của bạn cần phải được cấp cứu?

Làm thế nào bạn biết được em bé có bị khó thở? Khi nào là một cơn co giật nghiêm trọng? Hãy đọc để được hướng dẫn rõ ràng về những gì bạn phải làm trong những trường hợp cần cấp cứu phổ biến.

Khi nào bạn nên gọi cấp cứu: Làm thế nào để biết em bé của bạn cần phải được cấp cứu? Khi nào bạn nên gọi cấp cứu: Làm thế nào để biết em bé của bạn cần phải được cấp cứu?

Khó thở

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé có những dấu hiệu suy hô hấp:

• Rên rỉ

• Lỗ mũi phập phồng

• Hõm da khu vực xương đòn, giữa hoặc dưới xương sườn

• Thở gấp

• Ho, hoặc tiếng thở khò khè

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-1

Gọi cấp cứu nếu:

• Vùng da quanh miệng trẻ tái xanh hoặc trẻ có hơn 60 nhịp thở mỗi phút

Động kinh

Dấu hiệu cho thấy bé có một cơn động kinh:

• Đột nhiên bé không có phản ứng và nhìn chằm chằm vào không trung, hoặc có cơn co giật không kiểm soát.

• Trở thành vô thức và co giật hoặc vùng vẫy.

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-2

Điều bạn nên làm gì:

Cho con nằm nghiêng sang 1 bên để tránh bị nghẹn nước bọt, và lau nước bọt ra khỏi miệng để giữ cho con thở được.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

• Cơn động kinh kéo dài ít hơn ba phút

Hãy gọi cấp cứu nếu:

• Cơn động kinh kéo dài hơn ba phút

• Vùng da xung quanh miệng trẻ chuyển màu tái xanh hoặc có hơn 60 nhịp thở mỗi phút

• Con bạn có một cơn động kinh và bạn không thể đưa con tới bác sĩ ngay lập tức.

Tìm hiểu thêm về chứng co giật ở trẻ sơ sinh

Hãy gọi 911 nếu em bé của bạn có bất cứ triệu chứng dưới đây sau khi bị ngã hoặc đập đầu:

• Thở không đều

• Co giật

• Bất tỉnh

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-3

Bạn phải làm gì trong khi chờ đợi:

• Không di chuyển vị trí của bé để tránh nguy cơ bị tổn thương hơn nữa

• Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bé ngừng thở

• Nếu bé bị chảy máu, bịt vết thương bằng vải sạch và giữ thật chặt

Hãy đến phòng cấp cứu hoặc gặp bác sĩ ngay nếu:

• Trẻ đã bi bất tỉnh, thậm chí nếu con có vẻ bình thường lại sau đó

• Trẻ nôn nhiều hơn một lần

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-4

• Trẻ buồn ngủ bất thường

• Trẻ có vẻ yếu hoặc bối rối hoặc có vấn đề với sự phối hợp hoạt động, tầm nhìn, hoặc giao tiếp bằng lời

• Trẻ bị chảy máu từ tai

• Trẻ bị chảy máu từ mũi hoặc miệng mà không dừng lại sau 5-10 phút cầm máu (xem "bạn nên làm gì" ở trên)

Tìm hiểu thêm về chấn thương vùng đầu ở trẻ sơ sinh.

Xương gãy

Hãy gọi cấp cứu nếu:

• Các xương nhô ra khỏi da. (Đừng chạm vào nó.Hãy che nó với một miếng vải sạch.)

• Trẻ có thể có bị nứt hộp sọ, gãy xương cổ, lưng, hoặc xương chậu. (Không di chuyển con của bạn.)

• Trẻ dường như có cơn đau dữ dội ở một khu vực và khóc không ngừng.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé có những dấu hiệu bị gãy xương:

• Bầm tím, sưng, đau, cứng đơ một khu vực

• Cơn đau ngày càng gia tăng

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-4

• Không thể sử dụng chân tay

• Cánh tay và chân có vẻ lệch ra khỏi vị trí

• Bạn có nghe thấy một tiếng gãy khi bé bị thương.

Tìm hiểu thêm về gãy xương ở trẻ

Chảy máu nghiêm trọng

Hãy gọi 911 nếu:

• Em bé của bạn đã bị mất ý thức, không phản ứng, hoặc thở không đều

• Bạn không thể cầm máu trong vòng mười phút bằng cách giữ chặt vết thương với một miếng vải sạch

Bạn phải làm gì:

• Đặt con bạn nằm xuống với chân nâng lên cao hơn người khoảng 6 inch

• Nếu có thể, nâng cao cả phần của cơ thể bị chảy máu.

• Giữ thật chắc để các vết thương bằng một miếng vải sạch cho đến khi ngưng chảy máu

• Nếu máu thấm qua băng bạn đang sử dụng, hãy thêm một lớp bên ngoài và giữ chặt tiếp.

• Một khi vết thương đã dừng chảy máu, để lại băng gạc tại chỗ và buộc băng khác - hoặc dán băng dính thật chăc quanh vùng bị thương (nhưng không chặt đến nỗi nó có thể cắt dòng lưu thông máu của trẻ)

Hãy đến phòng cấp cứu nếu:

• Trẻ tỉnh dậy và quấy khóc.

• Bạn chưa gọi đến phòng cấp cứu trước đó.

Tìm hiểu thêm về chảy máu nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh

Vết cắt và trầy xước

Bạn phải làm gì:

• Giữ chặt băng sạch hoặc khăn cho đến khi vết thương ngưng chảy máu

• Kiểm tra các mảnh vỡ trong vết thương; cố gắng để lấy hết ra bằng cách rửa nước sạch hoặc sử dụng nhíp để cẩn thận nhấc mảnh vỡ lớn ra.

• Nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng và nước ấm hoặc ngâm vùng bị thương trong bồn tắm, sau đó lau khô

• Bôi thuốc mỡ kháng sinh

• Che các vết thương bằng băng nếu nó ở khu vực có khả năng bị bẩn hoặc hay cọ xát quần áo

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-5

Hãy gọi cấp cứu nếu:

• Bạn không thể cầm máu trong vòng mười phút

Hãy đến phòng cấp cứu nếu:

• Vết cắt sâu hoặc có răng cưa. (Con của bạn có thể cần khâu.)

• Vết thương bị nhiều mảnh vỡ dính vào (như bụi bẩn hoặc sỏi) mà bạn không thể lấy ra hết.

• Vết thương trên khuôn mặt của con bạn.

• Con bạn bị một con vật hay một đứa trẻ khác cắn và da bị tổn thương.

• Con của bạn có một vết thương sâu hoặc vết cắt gây ra bởi một vật rất bẩn.

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu của nhiễm trùng trong những ngày sau đây:

• Da bị đỏ, có mủ, rỉ máu, sưng, hoặc nếu khi chạm vào bạn thấy chỗ vết thương nóng

Tìm hiểu thêm về các vết cắt và vết xước ở trẻ sơ sinh

Ngộ độc

Gọi 911 nếu:

• Trẻ bị bất tỉnh, không phản hồi, hoặc rất buồn ngủ

• Trẻ bị co giật

• Vùng da xung quang miệng tái xanh hoặc có hơn 60 nhịp thở mỗi phút

• Trẻ có vết bỏng trên môi hoặc miệng

Bạn phải làm gì:

• Kiểm tra những đồ bé đã ăn và để nó tránh xa bé.

• Đừng cố gắng làm bé nôn

• Cố gắng làm bé nhổ ra bất cứ đồ gì còn lại trong miệng

• Giữ lại một mẫu thức ăn đó – trong trường hợp bao có bao y tế để đựng.

• Gọi Trung tâm kiểm soát chất độc để đánh giá tình hình và cho bạn biết bạn phải làm gì

Tìm hiểu thêm về nhiễm độc ở trẻ sơ sinh

Nôn

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé có những triệu chứng sau:

• Nôn trong hơn 24 giờ

vicare.vn-goi-cap-cuu-lam-nao-de-biet-em-be-cua-ban-can-phai-duoc-cap-cuu-body-6

• Sáu giờ mà tã không ướt, khô môi và miệng, khóc không có nước mắt nếu bé đã được hơn 3 tuần tuổi, cơn buồn ngủ bất thường, nước tiểu màu vàng đậm, thóp (những điểm mềm trên đầu)lõm xuống.

• Có ra máu khi nôn.

• Nôn ra rất nhiều và liên tục trong vòng nửa giờ sau khi ăn.

Hãy đến phòng cấp cứu nếu bé nôn mửa và có bất cứ triệu chứng sau:

• Khóc không thể dỗ được, liên tục duỗi rồi cong người trở lại trong đau đớn

• Nôn ra chất màu xanh, đen, hoặc màu đỏ (cố gắng để giữ lại mẫu trong một túi nhựa y tế)

• Vùng bụng cứng và đau đớn khi chạm vào

• Nôn nhiều hơn một lần sau có một chấn thương đầu

Hãy gọi cấp cứu nếu:

• Bé bị bất tỉnh hoặc không có phản ứng.

Tìm hiểu thêm về nôn ở trẻ sơ sinh

Bệnh tiêu chảy

Hãy gọi cho bác sĩ nếu bé có những triệu chứng sau:

• Bé nhỏ hơn 3 tháng và bị tiêu chảy (phân đột nhiên nhiều thường xuyên hơn và nhiều nước hơn bình thường)

• Tiêu chảy không giảm bớt sau 24 giờ

• Sáu giờ mà không ướt tã, khô môi và miệng, khóc không nước mắt nếu bé hơn 3 tuần tuổi, buồn ngủ bất thường, nước tiểu màu vàng đậm, thóp lõm xuống

• Đen phân hoặc có máu trong phân

Hãy gọi 911 nếu:

• Trẻ em bất tỉnh hoặc không có phản ứng.


Theo BabyCenter