Khám sức khoẻ tổng quát có được dùng thẻ bảo hiểm không?

Khám sức khỏe tổng quát, định kỳ sẽ giúp chúng ta nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, có điều chỉnh phù hợp trong thói quen sinh hoạt nhằm phòng bệnh cũng như điều trị bệnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc khám sức khỏe cần thực hiện định kỳ 6 tháng/lần.

Khám sức khoẻ tổng quát có được dùng thẻ bảo hiểm không? Khám sức khoẻ tổng quát có được dùng thẻ bảo hiểm không?

Chi phí khám sức khỏe tổng quát thường là một khoản không nhỏ chính vì thế nhiều người thắc mắc nếu mình có thẻ bảo hiểm thì đi khám sức khỏe tổng quát có được hưởng ưu tiên không?

Quy định chung về khám tổng quát

Trước hết ta cần hiểu được Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế được giải thích trong Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 là “hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.”

Đây được xem là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, cụ thể ở đây là rủi ro về sức khỏe; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Tiếp đó, cũng cần hiểu về việc khám tổng quát. Khám tổng quát được hiểu là hình thức khám sức khỏe nhằm mục đích kiểm tra tổng thể để đánh giá chính xác về tình hình sức khỏe ở một thời điểm nhất định thông qua việc đánh giá chức năng của hầu hết các cơ quan trong, ngoài cơ thể. Từ đó nếu có vấn đề về bệnh lý sẽ nhanh chóng phát hiện và có phương án điều trị kịp thời. Khám tổng quát khác với khám bệnh ở chỗ người đi khám bệnh đã có những triệu chứng bệnh, đi khám nhằm tìm ra bệnh qua các dấu hiệu đó và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý.

vicare.vn-kham-suc-khoe-tong-quat-co-duoc-dung-the-bao-hiem-khong-body-1

Khám sức khoẻ tổng quát có được dùng thẻ bảo hiểm không?

Theo luật Bảo hiểm y tế năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì có những trường hợp đã tham gia bảo hiểm y tế, nhưng khi thực hiện một số hoạt động (liên quan đến y tế) thì lại không được hưởng bảo hiểm y tế, được quy định như sau:

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, điều trị bệnh và phục hồi chức năng.

9. Khám bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

10. Khám bệnh, điều trị bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

12. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

13. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.”

vicare.vn-kham-suc-khoe-tong-quat-co-duoc-dung-the-bao-hiem-khong-body-2

Theo đó, thì khi bạn thực hiện khám sức khỏe thì sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế bởi đó là hoạt động khám sức khỏe thường xuyên, kiểm tra sức khỏe khi thấy cần thiết, không phải hoạt động khám, điều trị bệnh được quy định hưởng bảo hiểm y tế. Do đó, trả lời của bệnh viện là đúng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

  • Khám sức khỏe tổng quát ở đâu uy tín tại Hà Nội?
  • Đi khám tổng quát nữ bác sĩ sẽ kiểm tra những gì?