Khám mắt loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt, đây là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, hình ảnh có thể nhìn nhoè, mờ đi. Đôi khi tật loạn thị không có những triệu chứng rõ ràng nên việc khám mắt định kỳ trở nên quan trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về việc khám mắt loạn thị qua bài viết sau của HoiBenh.
Khám mắt loạn thị
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật phổ biến về mắt liên quan đến khúc xạ, xảy ra khi mặt trước mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể có độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác (thường do bẩm sinh).
Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc do các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau khiến vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc làm cho người bệnh nhìn mờ cả xa và gần, hình ảnh nhòe, không rõ nét.
Loạn thị có hình dạng giác mạc bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng bị giảm sút. Loạn thị thường đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc có thể kèm với viễn thị thành tật viễn loạn. Loạn thị gây mờ mắt, tầm nhìn bị biến dạng, méo mó khiến người bệnh mỏi mắt, đau đầu, tuy không nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách nhưng loạn thị gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Loạn thị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như thị lực giảm sút, nhược thị, lé, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn khi không được khắc phục hay điều trị một cách triệt để.
Khám mắt loạn thị như thế nào?
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh loạn thị bao gồm một số xét nghiệm sau:
- Kiểm tra thị lực bằng bảng chữ cái
- Kiểm tra độ cong giác mạc bằng dụng cụ keratometer
- Kiểm tra độ tập trung ánh sáng
- Sử dụng dụng cụ Phoropter để chống khúc xạ bằng cách đặt một loạt các ống kính ở trước mắt và đo độ sáng. Việc làm này được thực hiện bằng thiết bị cầm tay có đèn gọi là retinoscope hoặc một dụng cụ tự động đánh giá sức tập trung gần đúng của mắt.
Dựa trên kết quả khám loạn thị, bác sĩ sẽ xác định chính xác độ loạn thị, tình trạng thị lực của mắt và có những đề xuất hợp lý như khi nào bạn nên khám lại, bạn nên điều trị bằng phương pháp nào là tốt nhất.
Trước khi khám bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả khám loạn thị chính xác.
Những ai nên khám mắt loạn thị?
Loạn thị có nguy cơ cao ở những đối tượng:
- Nhiều trẻ khi mới sinh ra đã mắc loạn thị do yếu tố gen di truyền hoặc tiền sử gia đình có người bị các bệnh lý rối loạn mắt như: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, cận viễn thị nặng, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
- Bệnh nhân có tổn thương mắt như sẹo giác mạc, mỏng giác mạc.
- Bệnh nhân bị cận hoặc viễn thị quá nặng.
- Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể.
- Tuổi tác là một trong những nguyên nhân nguy cơ cao mắc bệnh loạn thị.
- Giới trẻ hiện nay nằm trong nhóm nguy cơ cao dẫn đến loạn thị như có các thói quen làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, tiếp xúc nhiều với màn hình điện thoại, máy tính liên tục trong thời gian dài...
Có nên khám loạn thị thường xuyên không?
Bệnh nhân loạn thị được khuyến cáo nên chủ động kiểm tra thị lực định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín ngay khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như lác mắt, nheo mắt, nhức mỏi mắt, dụi mắt, mờ mắt, đau đầu...để được phát hiện sớm các tật khúc xạ, đeo kính phù hợp hoặc điều trị, theo dõi và xử lý biến chứng. Trong trường hợp nặng có thể được can thiệp sớm bằng các phẫu thuật khúc xạ trên để lấy lại thị lực.
Bên cạnh đó, mỗi người nên chủ động bảo vệ và chăm sóc mắt hằng ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loạn thị và các tật khúc xạ khác bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, có thói quen làm việc, học tập, giải trí khoa học, lành mạnh như:
- Thường xuyên chớp mắt, nhìn vào cây cối, hoặc xung quanh khi tiếp xúc lâu với máy tính, đọc sách hoặc làm các công việc tỉ mỉ khác.
- Làm việc ở nơi có ánh sáng tốt.
- Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt đặc biệt là vitamin A để tránh khô mắt.
Chữa loạn thị bằng cách nào?
Những phương pháp dùng để điều trị bệnh loạn thị bao gồm: đeo kính loạn thị và phẫu thuật khúc xạ.
Kính loạn thị (có thể là mắt kính hoặc kính áp tròng) giúp trung hòa độ cong không đồng đều của giác mạc.
Phẫu thuật khúc xạ giúp định hình lại các bề mặt của mắt. Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ có thể gồm:
- Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK): sử dụng keratome để cắt gọt, chỉnh sửa hình dáng của giác mạc (áp dụng cho bệnh nhân đủ 18 tuổi và độ loạn thị phải ổn định ít nhất 1 năm gần nhất và hiện không mắc các bệnh lý về mắt, không mang thai, không cho con bú).
- Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK): trước khi sử dụng laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc, bệnh nhân sẽ trải qua tiểu phẫu lấy lớp biểu mô bảo vệ bên ngoài giác mạc (phương pháp này có nguy cơ gây mwof đục giác mạc).
- Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK): là phẫu thuật nhỏ để gập một lớp mỏng của giác mạc giúp hạn chế tổn thương do vận động thể lực quá mức gây ra trong công việc hoặc sinh hoạt hằng ngày. LASEK có thể là một lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân có giác mạc mỏng, có nguy cơ cao bị chấn thương mắt khi làm việc hoặc vận động mạnh.
- Orthokeratology (ortho-k) là việc lắp một ống kính tiếp xúc cứng để định hình lại giác mạc. Bệnh nhân đeo kính áp tròng trong thời gian giới hạn (áp dụng với các bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật). Orthokeratology thể cải thiện tật loạn thị vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân ngừng mang kính giác mạc sẽ trở lại tình trạng cũ.
Người bị loạn thị nên chú ý những gì?
- Ngồi thẳng khi học và làm việc, đảm bảo khoảng cách từ mắt tới chữ là 25-30cm, từ mắt tới màn hình là 50-60cm.
- Không đọc sách trong môi trường ánh sáng yếu
- Đeo kính râm khi ra đường, mang kính bảo hộ khi tiếp xúc với các loại ánh sáng, chất độc hại
- Không tiếp xúc lâu với các thiết bị màn hình, ánh sáng xanh (điện thoại, máy tính, tivi...)
- Bổ sung các dưỡng chất đặc biệt có lợi cho mắt như Broccophane giúp mắt được bảo vệ từ bên trong, duy trì thị lực tốt.
Các bài tập mắt cũng rất cần thiết giúp cải thiện thị lực cho bệnh nhân loạn thị, ngăn ngừa các bệnh khúc xạ mắt để có một đôi mắt khỏe đẹp như:
Thư giãn các cơ ở mắt
- Dùng ngón tay cái dựng thẳng trước mặt, ngang tầm mắt, cách mũi 10cm. Dịch chuyển ngón tay từ từ lên độ cao để mắt không còn thấy được. Sau đó, để ngón tay ở điểm mắt còn có thể nhìn thấy trong vòng hai giây.
- Ngoài ra, có thể di chuyển ngón tay sang hai bên trái phải đều đặn, linh hoạt trong 2 phút. Tập đều đặn từ 2 – 4 lần/ tuần để có hiệu quả tốt nhất giúp giảm đau mỏi mắt do căng cơ.
Massage cầu mắt
- Bài tập tốt nhất giúp khôi phục thủy tinh thể hiệu quả cho những người đang bị loạn thị nặng.
- Nhắm mắt và dùng hai đầu ngón giữa đặt lên hai mắt day nhẹ nhàng tránh gây đau đớn hay tổn thương mắt theo chiều trái phải, lên xuống, xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
- Mỗi động tác thực hiện 10 lần trong khoảng 1 phút.
Luyện mắt
Bài tập có thể bắt đầu bằng cách đọc một cuốn sách trong khoảng vài phút. Sau đó, nhìn sang một vật hoàn toàn khác biệt rồi lại tiếp tục đọc sách và nhìn vào vật khác. Lặp lại hoạt động này liên tục cho đến khi mỏi mắt thì thôi.