Khám khúc xạ mắt là khám những gì? Có nên đi khám định kỳ không?

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt thường gặp ở nhiều độ tuổi, tình trạng này làm mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Tật khúc xạ mắt gây suy yếu thị lực của mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn bị chói hoặc thấy quầng sáng gây chóng mặt, đau đầu. Khúc xạ mắt gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và kết quả học tậ...

Khám khúc xạ mắt là khám những gì? Có nên đi khám định kỳ không? Khám khúc xạ mắt là khám những gì? Có nên đi khám định kỳ không?

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt thường gặp ở nhiều độ tuổi, tình trạng này làm mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Tật khúc xạ mắt gây suy yếu thị lực của mắt, nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn bị chói hoặc thấy quầng sáng gây chóng mặt, đau đầu. Khúc xạ mắt gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và kết quả học tập, làm việc của người bệnh. Ước tính trên thế giới có tới hơn 150 triệu người bị suy yếu thị lực có liên quan đến các tật khúc xạ mắt mà chưa được can thiệp kịp thời.

Chúng ta nên khám khúc xạ mắt định kì để phát hiện kịp thời những tật khúc xạ gặp phải. Đối với trẻ em, nên khám khúc xạ cho trẻ sớm từ giai đoạn 3 tuổi. Khám khúc xạ mắt là khám những gì? Có nên đi khám định kỳ không?

Dưới đây Vicare sẽ giới thiệu về khám khúc xạ mắt.

Các tật khúc xạ mắt phổ biến

Các tật khúc xạ mắt thường gặp bao gồm:

Cận thị

Người bị cận thị khó nhìn thấy rõ các vật ở xa. Cận thị thường gặp ở tuổi học đường. Những dấu hiệu báo động có thể bị cận thị: xem tivi hay cái gì thì phải lại gần mới thấy, nhìn xa không rõ, nhìn hình ảnh biến dạng, hay nheo mắt khi nhìn, kết quả học tập, lao động giảm sút, hay dụi mắt khi nhìn, hay mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ khi đọc sách hay học tập, hay nghiêng đầu khi nhìn, lé mắt...

Viễn thị

Người bị viễn thị khó nhìn thấy rõ các vật ở gần; viễn thị nhẹ thì nhìn xa rõ, nhìn gần mờ; viễn thị nặng thì nhìn cả xa lẫn gần đều mờ.

Loạn thị

Tật loạn thị có thể làm giảm thị lực do giác mạc cong không đều khiến người bệnh nhìn mờ cả xa lẫn gần kèm theo hình ảnh biến dạng không thẳng hoặc méo mó, không đều. Loạn thị thường đi kèm với cận thị hoặc viễn thị.

Các tật khúc xạ mắt diễn ra ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi. Việc ngăn ngừa các tật khúc xạ là rất khó khăn, nhưng có thể chẩn đoán bệnh bằng việc khám khúc xạ mắt và điều trị bằng kính chỉnh hình, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Khám khúc xạ mắt là khám những gì?

Khám mắt cơ bản và toàn diện là kiểm tra phần bên ngoài của mắt, mí mắt, các khu vực xung quanh, các bộ phận của mắt như kết mạc, màng cứng, giác mạc và mống mắt...bao gồm:

  • Đo khúc xạ mắt
  • Kiểm tra thị lực (có hoặc không có kính mắt), chỉnh kính
  • Siêu âm đo độ dài trục nhãn cầu
  • Đánh giá phản xạ đồng tử
  • Kiểm tra chức năng cơ mắt
  • Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi (bên) (đo thị trường của mắt)
  • Kiểm tra phía trước của mắt bằng một kính hiển vi thẳng đứng (đèn chiếu qua khe)
  • Kiểm tra nhãn áp
  • Kiểm tra phía sau đáy mắt (chụp ảnh màu đáy mắt)

Ở những bệnh nhân không thể cung cấp phản hồi cần thiết (như người bị khuyết tật về thể chất và nhận thức hoặc trẻ sơ sinh), bác sĩ có thể đánh giá sai số khúc xạ thông qua xét nghiệm nội soi, sử dụng kính hiển vi chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân để xác định độ chính xác của tật khúc xạ.

Kết quả khám có thể cho biết tình trạng của mắt, loại khúc xạ mắc phải, mức độ nghiêm trọng và giúp các bác sĩ đưa ra giải pháp điều chỉnh khúc xạ mắt phù hợp.

kham tat khuc xa mat

Điều chỉnh khúc xạ mắt như thế nào?

Sai số tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng một số phương pháp sau:

Đeo kính mắt được coi là lựa chọn đơn giản và an toàn nhất cho các đối tượng bệnh nhân bị tật khúc xạ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được bác sĩ nhãn khoa tư vấn giúp lựa chọn kính đúng số để điều chỉnh sai số khúc xạ hiệu quả và có tầm nhìn tối ưu.

Đeo kính áp tròng. (không dùng cho trẻ nhỏ và bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng mắt) kính sát tròng cung cấp tầm nhìn rõ rang, rộng và thoải mái hơn. Kính áp tròng đảm bảo an toàn và hiệu quả nếu được trang bị và sử dụng đúng cách. Chú ý cần phải vệ sinh tay và thấu kính theo hướng dẫn để giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Phẫu thuật khúc xạ là hình thức can thiệp nhằm thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn giúp phục hồi khả năng tập trung của mắt bằng cách cho phép các tia sáng tập trung chính xác vào võng mạc để giúp cải thiện tầm nhìn.

Có nên khám khúc xạ mắt định kì không?

Trả lời: Khám khúc xạ mắt cần được thực hiện định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, hoặc tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Độ tuổi: Khám khúc xạ mắt nên được thực hiện từ lúc trẻ 3 tuổi trở lên để loại bỏ yếu tố do cơ địa hoặc bẩm sinh. Sau đó, Nên kiểm tra mắt toàn diện nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình các bệnh về mắt hoặc bị chấn thương mắt.

Khi có tuổi (từ 40 đến 65 tuổi), mắt thường bị lão hoá có nhiều khả năng mắc tật khúc xạ. vì thế độ tuổi này cần được kiểm tra mắt tổng quát và chỉ định lịch tái khám định kỳ kế tiếp.

Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao (như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, có tiền sử gia đình bệnh về mắt, hoặc đang dùng thuốc theo toa có thể ảnh hưởng đến mắt), nên khám mắt thường xuyên hơn và nhận tư vấn khoảng cách hợp lý giữa các lần kiểm tra sau.

Để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh, tránh bị các tật khúc xạ, ngoài việc khám định kỳ để phát hiện và điều trị hiệu quả, ta cần: Có một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Hạn chế bắt mắt làm việc nhiều trong môi trường ánh sáng xanh như máy vi tính, tivi, màn hình điện tử, bổ sung Thioredoxin (chất giúp nuôi dưỡng bảo vệ tế bào thị giác) qua thực phẩm hàng ngày như cà rốt, bơ, cà chua, trứng..., đảm bảo nơi học tập và làm việc đầy đủ ánh sáng, nhìn đúng khoảng cách, ngồi đúng tư thế, hoạt động thể lực thể chất.

Nếu bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở lại chức năng thị giác tốt cho mắt. vì vậy, khám mắt định kỳ là một việc làm rất cần thiết và quan trọng để kịp thời đưa ra giải pháp điều trị, điều trị dự phòng, điều chỉnh khúc xạ để bệnh nhân đạt thị lực tối đa.