Kể công và tội của rượu trong ngày Tết

Khi nhắc đến rượu mọi người thường nghĩ đến khía cạnh xấu như nghiện rượu hoặc nát rượu! Thật ra không cứ gì rượu, đồ uống nói riêng và thực phẩm nói chung, kể cả các loại thuốc bổ, cái gì quá đều có hại.

Kể công và tội của rượu trong ngày Tết Kể công và tội của rượu trong ngày Tết

Tạm quên đi một Chí Phèo nát rượu để nhớ về bức tranh Ông Tiên râu tóc bạc phơ, má đỏ như quả đào, tay chống gậy, tay cầm bầu rượu thì rượu là biểu tượng của Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Và không ít người coi rượu là món quà quý để biếu người thân trong các dịp lễ tết.

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau lửa. Vạn vật quanh ta có thứ tượng trưng cho vật chất, có thứ tượng trứng cho tinh thần thì rượu lại mang cả hai, cả vật chất lẫn tinh thần.

Xưa nay, ở nhiều dân tộc, rượu đã gắn kết vào cuộc sống và số phận của con người. Với lượng vừa phải, rượu khiến cho người uống cảm giác khoan khoái, dễ chịu, quên đi hiện thực khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống.

Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, tình trạng lạm dụng rượu cũng đã gây ra những hậu quả tiêu cực nhưng ít khi nào lên tới quy mô đỉnh điểm như một vấn đề xã hội như hiện nay. Nói cho đúng thì từ thức uống, đồ ăn cho đến vật dụng mà con người cần đến thì đều có hai mặt lợi và hại, tùy theo cách dùng, liều lượng dùng và thời điểm dùng.

vicare.vn-nhung-loi-ich-va-tac-hai-khong-dang-co-cua-ruou-body-1

Rượu có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ sử dụng ở mức vừa đủ.

Lợi ích của rượu

Giảm nguy cơ tim mạch và đột quỵ

Rượu rất tốt cho tim mạch, rượu nó giúp máu lưu thông dễ dàng nên tim không cần mất sức hoạt động quá nhiều. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy những người uống rượu với liều lượng vừa phải có thể giảm thiểu sự cố về tim mạch.

Giảm nguy cơ đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống rượu còn giúp giảm thiểu rủi ro phát triển bệnh đái tháo đường. Hàm lượng cồn trong rượu giúp gia tăng chức năng tuyến tụy và điều hòa lượng đường glucose trong cơ thể, giúp bạn tránh được nguy cơ bị bệnh đái tháo đường trong tương lai

Tăng tuổi thọ

Như tất cả lợi ích đã nói ở trên, không hề quá khi cho rằng việc uống rượu giúp kéo dài cuộc sống của bạn. Rượu làm chậm quá trình lão hóa của não và kích thích chức năng não bộ hoạt động tốt hơn.

Nhưng tình trạng lạm dụng rượu rồi nghiện rượu đã ăn mòn sức khỏe và nhân cách con người, gây nhiều tác hại, làm hủy hoại đạo đức xã hội và đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Một trong những thứ sẽ ra đi đầu tiên khi bạn uống rượu quá độ đó là khả năng nhận thức và sự kiềm chế. Rượu, bia là một trong những phát minh vĩ đại của con người. Thế nhưng vì sao cứ nhắc đến việc nhậu nhẹt là người ta chỉ nghĩ đến các ông mặt đỏ phừng phừng, mắt lờ đờ miệng nói toàn chuyện nhảm nhí?

vicare.vn-nhung-loi-ich-va-tac-hai-khong-dang-co-cua-ruou-body-2

Và tác hại

Tai họa do lạm dụng rượu gây ra, ông bà ta từ xưa cũng đã thấy. Đã từng có câu hát dân gian như:

"Ở đời chẳng biết sợ ai

Sợ người say rượu nói dai nói khùng".

Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Nhiều người vẫn nhầm tưởng rượu là một chất kích thích nhưng trên thực tế nó là chất gây ức chế thần kinh trung ương.

Rượu có thể gây ra chứng nhiễm độc cấp tính (trạng thái say rượu) hoặc nhiễm độc mạn tính (nghiện rượu) rất hại cho nhiều cơ quan phủ tạng, nếu lạm dụng quá độ có thể ảnh hương lớn đến cả thể chất lẫn tâm tầm người dùng.

Ở Việt Nam, bệnh lý tâm thần do rượu trước đây rất hiếm, nhưng trong những năm gần đây, lạm dụng rượu và nghiện rượu đang có xu hướng gia tăng nhanh và trở thành những vấn đề lớn về sức khỏe, kinh tế - xã hội và an toàn cộng đồng. Các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến rượu (bia) bao gồm:

Rối loạn tâm thần cấp (say rượu)

Là hậu quả của nhiễm độc rượu nhất thời, thường xảy ra ở những người uống quá nhiều trong thời gian ngắn. Say rượu dẫn đến những biến đổi về mặt cảm xúc (khó kiềm chế cảm xúc), suy giảm nhận thức (tư duy hổ lốn, nói lặp lại, khả năng phân tích, phê phán kém...) và các rối loạn về hành vi (hành động khác người, khó kiểm soát và kiềm chế hành vi, hung hăng...).

Nghiện rượu

Theo quan niệm của xã hội, nghiện rượu là sự thèm muốn mạnh mẽ dẫn đến tâm lý lúc nào cũng phải uống rượu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tâm thần của người bệnh, dẫn đến rối loạn tư cách, thói quen, khả năng lao động và giao tiếp xã hội; ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và an ninh trật tự của cộng đồng cũng như sự tốn kém về mặt kinh tế

Còn nghiện rượu trong quan niệm y học là một bệnh mạn tính, được xếp trong nhóm bệnh lý nghiện chất. Nghiện rượu dẫn đến sảng rượu, rối loạn tâm thần, thay đổi nhân cách người nghiện và các bệnh lý cơ thể kèm theo. Khoảng 10% người nghiện rượu sẽ bị rối loạn tâm thần ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

>>> Xem thêm: Rượu phá huỷ não bộ của bạn như thế nào?


Loạn thần do rượu

Là nhóm có các biểu hiện rối loạn tâm thần, phát sinh và phát triển liên quan trực tiếp đến chứng nghiện rượu, là hậu quả tác động trực tiếp và kéo dài của rượu lên não, loạn thần do rượu có dấu hiệu như rối loạn cảm xúc, hành vi, hoang tưởng, ảo giác... bao gồm: Sảng rượu (sảng run): là một bệnh loạn thần cấp tính và nghiêm trọng, thường xuất hiện ở người nghiện rượu, khi cơ thể bị suy yếu hay do mắc một bệnh lý nào đó (nhiễm khuẩn, chấn thương...). Sảng rượu cũng có thể xuất hiện sau khi người cai rượu tương đối hoặc tuyệt đối với những biểu hiện: mê sảng, lú lẫn hay quên, các ảo tưởng và ảo giác sinh động, run nặng và rối loạn thần kinh thực vật.

Có thể nói rượu là thứ nghịch lý lớn nhất của loài người, vì trong một chiếc ly nhỏ bé, nó có thể chứa đựng cả sự cao sang và cái dung tục. Nhưng trên hết, uống rượu quá độ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, là cơn bão làm tan nát nhiều mái ấm gia đình.

Y học ngày nay coi nghiện rượu là một bệnh mạn tính vì rượu ảnh hưởng trực tiếp đến não, gan, tim mạch... từ đó gây ra các rối loạn tâm thần và các tổn thương ở hệ thống tiêu hóa, tim mạch...

Những người nghiện rượu bị xã hội coi là gánh nặng vì họ mất khả năng lao động, hay gây rối trật tự công cộng, làm tổn thương các mối quan hệ trong gia đình, gây ra các tai nạn, sống bê tha, nhân cách suy đồi...

Ngoài các vấn đề về tâm thần, rượu còn ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể như: bệnh gan, bệnh lý tim mạch, bệnh lý tiêu hóa, dị tật thai nhi, các bệnh chuyển hóa...

Từ những vấn đề trên, quả là oan ức cho rượu nếu mọi người đổ hết lỗi cho nó. Thực ra, với lượng vừa phải, rượu là một thức uống rất tốt, rất thi vị, là một trong những thức uống mang sự sáng tạo độc đáo của con người nhằm làm cho cuộc sống thêm thú vị và thêm lý do để sống. Rượu không chỉ để thưởng thức mà còn là sự phong phú về hương vị và có cả một nền văn hóa về rượu. Rượu nhấp một ly thì cảm xúc thăng hoa. Có chút hơi men, người đàn ông cảm giác mạnh mẽ hơn, người phụ nữ cảm thấy quyến rũ hơn. Nhưng đừng nên uống quá nhiều làm hỏng mọi chuyện.

>>> Xem thêm: Giải thoát bản thân khỏi chứng nghiện rượu

Theo Sức khỏe & Đời sống