Huyết áp cao làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ

Cao huyết áp khi mang thai là một trong những nguy cơ dẫn đến tiền sản giật vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ có thai. Khi mang thai các mẹ bầu rất dễ bị tăng huyết áp, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm mà nặng nhất chính là tiền sản giật. Hãy cùng HoiBenh nghe phân tích của các chuyên gia về tác động nguy hiểm của huyết áp cao đối với bệnh tiền sản giật.

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ Huyết áp cao làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ

Các loại tăng huyết áp khi mang thai

Có 3 loại tăng huyết áp chính thường gặp đối với phụ nữ mang thai.

Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn xảy ra từ 3-5% ở phụ nữ mang thai và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ hiện nay thường sinh con khá muộn (30-40 tuổi). Nếu huyết áp chỉ tăng nhẹ thì quá trình mang thai vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên nếu tăng huyết áp vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ dẫn đến tiền sản giật sẽ lên đến 46%, gây ảnh hưởng cho cả mẹ và con.
vicare.vn-huyet-ap-cao-lam-tang-nguy-co-dan-den-benh-tien-san-giat-o-thai-phu-body-1

Tăng huyết áp thai nghén

Tăng huyết áp thai nghén chiếm khoảng 6-7% số lần mang thai của phụ nữ, xảy ra vào nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có huyết áp trước khi mang thai bình thường, không kèm theo protein niệu nhiều. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi hết thời kỳ hậu sản. Ở giai đoạn này, huyết áp cao dẫn đến nguy cơ bị tiền sản giật là 15-20%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ giảm còn 10%.

Tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ và gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau. Huyết áp cao được cho là nguyên nhân cơ bản và đầu tiên dẫn đến các nguy cơ tiền sản giật và sản giật, tăng khả năng tử vong của mẹ hoặc nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung dẫn đến sinh non.
vicare.vn-huyet-ap-cao-lam-tang-nguy-co-dan-den-benh-tien-san-giat-o-thai-phu-body-2

Khắc phục tăng huyết áp khi mang thai

Tư vấn trước sinh

Những phụ nữ bị tăng huyết áp trước khi mang thai cần được kiểm tra kĩ lưỡng để loại trừ các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, nội tiết... Cần tuyệt đối nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ về điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, thai phụ cũng cần được tư vấn chi tiết về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật do huyết áp cao để có cách chăm sóc hiệu quả. Đa số những phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai được kiểm soát huyết áp tốt và theo dõi chặt chẽ đều có thể sinh nở bình thường.

Điều trị bằng thuốc

Huyết áp cao có thể dẫn đến các biến chứng chảy máu nội sọ nên cần phải được dùng thuốc hạ huyết áp để ngăn chặn nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc hạ huyết áp vì sẽ làm giảm tưới máu cho nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Với những thai phụ bị tăng huyết áp nhẹ, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là bắt đầu từ những ngày đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Một số thai phụ cảm thấy huyết áp giảm trong những ngày đầu tiên của thai kỳ, tuy nhiên vẫn cần theo dõi sát sao và dùng thuốc đều đặn bởi sự giảm huyết áp này chỉ mang tính chất tạm thời và có thể tái phát bất cứ lúc nào.
vicare.vn-huyet-ap-cao-lam-tang-nguy-co-dan-den-benh-tien-san-giat-o-thai-phu-body-

Tăng huyết áp nặng

Nguy cơ biến chứng thành tiền sản giật cho thai phụ do tăng huyết áp nặng hiện nay vẫn khá cao. Những thuốc hạ huyết áp không hoàn toàn có tác dụng để ngăn chặn tiền sản giật, tuy nhiên có thể giúp làm giảm biến chứng của chảy máu nội sọ, gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Điều trị tăng huyết áp nặng bao gồm kiểm soát huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì thai nghén phát triển bình thường đến mức tối đa. Nếu thai phụ có bất kỳ dấu hiệu nào của biến chứng tiền sản giật do huyết áp cao, cần thông báo ngay lập tức cho các bác sĩ và các y tá hộ sinh để được chăm sóc đặc biệt, hướng dẫn dùng thuốc điều trị và có chế độ nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe đảm bảo.
>>> Xem thêm: Hết bệnh dạ dày, cao huyết áp và tiểu đường chỉ bằng... nước lọc