Hút thai có nguy hiểm không? Nạo hút thai kiêng những gì?
Hiện nay, ngày càng có nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt ở các bạn trẻ thiếu hiểu biết nên quan hệ tình dục không an toàn. Khi rơi vào trường hợp này nhiều người dùng cách uống thuốc phá thai, nhưng phương pháp này chỉ hiệu quả với thai kì dưới 7 tuần tuổi. Còn lại đa phần sẽ chọn cách nạo hút thai.
Hút thai có nguy hiểm không? Nạo hút thai kiêng những gì?
Vậy bạn có biết việc nạo hút thai sẽ nguy hiểm như thế nào hay không?
Nạo hút thai là gì?
Nạo hút thai là một thủ thuật can thiệp ngoại khoa mà bác sĩ sẽ sử dụng để đưa bào thai ra khỏi tử cung, nhằm chấm dứt tình trạng thai nghén. Và tùy vào tuổi thai mà sẽ có các phương pháp tiến hành khác nhau. Đó có thể là dụng cụ hút chân không bằng tay, bao gồm bơm hút và các ống hút để chấm dứt thai nghén cho phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Thai trong buồng tử cung sẽ được hút ra ngoài ống hút vào một bơm hút, đưa ra ngoài.
Phương pháp nạo hút thai chỉ được áp dụng với thai kì dưới 12 tuần tuổi. Quá trình khám và thực hiện phải tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để đảm bảo an toàn cho thai phụ.
Và thường sau khi nạo hút thai, chị em sẽ bị chảy máu âm đạo từ 5-7 ngày, cũng có thể chảy máu từng đợt kéo dài đến 2 tuần.
Hút thai có nguy hiểm không?
Phá thai ở bất kì hình thức nào, đầu tiên đều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của phụ nữ. Hơn nữa nó cũng gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe của các chị em, đặc biệt với những người có thể trạng không tốt, dễ gặp các biến chứng sau khi phá.
Nạo hút thai ở những địa chỉ không uy tín sẽ nguy hiểm vì những nơi này sẽ không đảm bảo chất lượng phá thai. Ở nơi mà trình độ chuyên môn của bác sĩ kém, tay nghề không cao, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, dịch vụ chăm sóc kém thì thai vụ rất dễ gặp các biến chứng bất thường sau khi nạo hút thai. Đặc biệt sẽ nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản nếu xảy ra hiện tượng băng huyết, nhiễm trùng, viêm nhiễm bệnh phụ khoa, dính buồng tử cung, thủng tử cung.
Những biến chứng có thể xảy ra sau khi nạo hút thai là rất lớn, bao gồm:
- Nhiễm trùng: xảy ra nếu dụng cụ thực hiện không đảm bảo vô khuẩn
- Sót thai: Do trình độ tay nghề không tốt, không cẩn thận khi thực hiện, kĩ thuật hút không cao.
- Đau bụng kinh: Hiện tượng đau vụng dữ dội, có thể gặp triệu chứng trụy tim mạch hoặc bị sốt cao. Trường hợp này không được chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Sau một thời gian khi nạo hút thai, có nhiều trường hợp bị dính tử cung hoặc tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh.
Nạo hút thai nên ăn kiêng những gì?
Sau khi nạo hút thai, sức khỏe của phụ nữ rất yếu, vì vậy để hồi lại sức khỏe và đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này, chị em cần thực hiện kiêng khem nhiều thứ. Cần ăn nhiều thực phẩm chứa protein như chân giò hầm, sữa, trứng, gan động vật... để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung nhiều nước và vitamin, đặc biệt là các loại vitamin C, B1, B2, E thông qua việc ăn rau xanh, hoa quả như: rau ngót, rau màu lá xanh, cà chua, giá đỗ sống, bí đỏ, táo, nho. Chúng vừa cung cấp vitamin, vừa bổ sung sắt và photpho để cải thiện tình trạng thiếu máu sau khi nạo hút thai.
Để tăng hàm lượng Axit folic cho cơ thể, chị em nên ăn rau diếp, dưa hấu, măng tây, bột mì, nước cam, bột ngũ cốc, hạt điều, hạt hướng dương.
Đồng thời, lưu ý tránh xa các thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung: rau sam, mướp đắng, táo mèo, các đồ ăn vặt, ăn nhanh, thực phẩm chua, rau sống... Vì những thực phẩm này cản trở quá trình phục hồi của tử cung. Sau khi nạo hút thai, chị em không nên ăn những thực phẩm như ớt, gừng, hạt tiêu, rượu bia, dấm. Những thực phẩm này sẽ làm kích thích sự tụ máu ở bộ phận sinh dục, khiến tăng lượng kinh nguyệt làm mất máu nhiều hơn. Ốc, cua, tôm... là những thực phẩm gây lạnh bụng, khó chịu đối với việc phục hồi tử cung. Do đó phụ nữ sau khi nạo hút thai tuyệt đối không ăn.
Ngoài việc ăn uống theo chế độ riêng, phụ nữ sau khi nạo hút thai cần chú ý những điểm sau:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục 2 lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.
- Không quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng.
- Không làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Theo dõi dấu hiệu ra máu bất thường, khí hư, đau bụng, sốt... để tái khám nhanh chóng.
Đồng thời sau khi nạo hút thai, nếu chị em bị chảy máu nhiều hơn cả khi hành kinh và kéo dài. Kèm theo các biểu hiện đau dai dẳng hoặc bị chuột rút; xuất hiện máu cục nhiều; khí hư tiết ra có mùi khó chịu; sau 8 tuần nạo hút thai mà vẫn chưa có kinh trở lại thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám.
Xem thêm
Nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Nạo phá thai và những biến chứng nguy hiểm không trừ bất kì ai