Hướng dẫn mẹ chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách
Sau khi sinh con, vùng đáy chậu của người phụ nữ bị tổn thương. Vậy nên các mẹ cần chú ý chăm sóc kĩ càng để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục và những bệnh liên quan về sau. Vậy, chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách là thế nào?
Hướng dẫn mẹ chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách
Sau khi sinh con, vùng đáy chậu của người phụ nữ bị tổn thương. Vậy nên các mẹ cần chú ý chăm sóc kĩ càng để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục và những bệnh liên quan về sau. Vậy, chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách là thế nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những vấn đề mà các mẹ sau sinh gặp phải
Đau và sưng
Vì vùng đáy chậu phải giãn nở để hỗ trợ người mẹ trong quá trình sinh đẻ, vậy nên sản phụ sau sinh thường phải trải qua cảm giác đau, sưng ở vùng đáy chậu.
Để làm giảm cảm giác đau và sưng, mẹ hãy chườm đá lên vùng này bằng cách gói đá vào khăn mềm hoặc đặt vào túi chườm, sau đó trực tiếp chườm lên vùng bị khó chịu. Khi tắm, mẹ hãy ngồi tắm trên khăn mềm hoặc trên gối. Đây cũng là một cách để giảm đau hiệu quả. Trong trường hợp cơn đau quá dữ dội thì việc hỏi ý kiến bác sĩ là điều cần thiết. Thay vì tự ý sử dụng thuốc giảm đau làm ảnh hưởng tới nguồn sữa cho bé, mẹ chỉ nên sử dụng những loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn.Chảy máu
Kinh nguyệt bắt đầu đến vào khoảng 1 tháng sau khi sinh. Lượng máu sẽ giảm đi qua từng ngày. Nếu lượng máu sau sinh xuất hiện nhiều, ồ ạt và không giảm thì mẹ hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe kịp thời.
Bệnh trĩ
Đây là chứng bệnh dễ mắc sau khi sinh bởi quá quá trình rặn, nén khi “vượt cạn”. Ban đầu căn bệnh này sẽ xuất hiện dưới dạng bệnh táo bón. Vậy nên khi thấy mình có chứng táo bón, mẹ đừng chủ quan mà hãy lập tức điều chỉnh chế độ ăn uống của mình, bổ sung thêm vitamin và chất xơ, uống nhiều nước để tránh bệnh táo bón biến chứng thành bệnh trĩ nhé!
Hướng dẫn chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách
- Thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/lần. Nếu để quá khoảng thời gian trên, vi khuẩn sẽ sinh ra trong âm đạo gây các bệnh viêm nhiễm nguy hại, nấm ngứa,..
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và vệ sinh vùng đáy chậu.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng bằng nước ấm, sau đó lau thật khô. Các mẹ hãy nhớ không nên ngâm nước quá lâu.
- Quan tâm đến dung dịch vệ sinh đang sử dụng, nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại dung dịch này.
- Chú ý đến nhiệt độ nước khi vệ sinh chăm sóc vùng đáy chậu.
- Không thụt rửa âm đạo nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy “vùng kín” có dấu hiệu tấy đỏ hay có mùi khó chịu.- Không sử dụng nước hoa, phấn rôm, tinh dầu để vệ sinh.
- Sử dụng đồ lót dạng to bản, kích cỡ rộng thoải mái, chất liệu mềm để không làm đau hay tổn thương “vùng kín”.
- Nằm nghiêng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu để giảm áp lực lên vùng đáy chậu.
- Kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất 2 tháng sau sinh để vùng đáy chậu phục hồi.
- Có thể massage để giúp vùng đáy chậu phục hồi nhanh hơn. Mẹ có thể tập bài tập Kegel, giúp tăng lưu thông máu đến âm đạo, khiến âm đạo có thể săn chắc lại sau sinh. Hoặc mẹ có thể sử dụng phương pháp xông hơi bằng thảo dược tại nhà để giảm cơn đau, diệt khuẩn, khử mùi, chống tình trạng viêm sưng và thúc đẩy quá trình phục hồi “vùng kín” một cách hiệu quả.
Để có thể chăm sóc vùng đáy chậu sau sinh đúng cách, các mẹ cần phải nhớ một vài những lưu ý trên đây. Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích giúp các mẹ hiểu thêm về vệ sinh, chăm sóc vùng đáy chậu đúng cách nhất.
>>>Xem thêm: Cách chăm sóc sản phụ sau sinh phục hồi nhanh chóng
>>>Xem thêm: Những bí quyết khắc phục chứng hay quên sau sinh ở sản phụ