Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại bệnh viện và ở nhà

Trong một số trường hợp, đứa trẻ được sinh ra dù vẫn chưa được đủ tháng, hay còn gọi là sinh non. Điều này làm cho nhiều bậc bố mẹ vô cùng lo lắng vì nghĩ trẻ sinh non là không đủ khỏe mạnh. Vậy hãy đọc ngay bài viết sau để biết được cách chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tốt nhất tại bệnh viện và ở nhà.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại bệnh viện và ở nhà Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại bệnh viện và ở nhà

Trong một số trường hợp, đứa trẻ được sinh ra dù vẫn chưa được đủ tháng, hay còn gọi là sinh non. Điều này làm cho nhiều bậc bố mẹ vô cùng lo lắng vì nghĩ trẻ sinh non là không đủ khỏe mạnh. Vậy hãy đọc ngay bài viết sau để biết được cách chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tốt nhất tại bệnh viện và ở nhà.

Những vấn đề sức khỏe trẻ sinh non 30 tuần thường gặp phải

Trẻ sinh non là trẻ chào đời trước 37 tuần trở lên và không phải trẻ sinh non nào cũng có vấn đề về sức khỏe. Trẻ sinh non còn được chia thành 3 nhóm:

  • Trẻ sinh non rất sớm, trước 26 tuần.
  • Trẻ sinh non sớm, sinh từ 30 tuần tuổi đến 35 tuần tuổi.
  • Trẻ sinh non muộn, sinh từ 35 tuần tuổi đến 37 tuổi.

Trẻ sinh non 30 tuần, tức là thuộc nhóm trẻ sinh non sớm, có cơ hội sống sót cao hơn cũng như sức khỏe ổn định hơn nhóm trẻ sinh non rất sớm. Tuy vậy trẻ sinh non 30 tuần cũng gặp phải một số vấn đề sức khỏe mà bố mẹ cần chú ý. Phần lớn trẻ sinh non do chưa đủ thời gian để hoàn thiện các chức năng, sức đề kháng còn kém nên trong quá trình khôn lớn bé sẽ dễ mắc bệnh.

  • Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non là bé nhẹ cân, dễ suy hô hấp, vàng da, hệ miễn dịch yếu, tiêu hóa kém ...
  • Có khoảng 30% trẻ sinh non mắc phải các bệnh về tim bẩm sinh, bệnh dạ dày, võng mạc, chậm phát triển, suy dinh dưỡng,...
  • Một số trường hợp vì quá yếu nên trẻ sinh non có thể bị tử vong khi vừa chào đời, và khả năng trẻ bị đột tử cũng cao hơn những bé bình thường.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại bệnh viện

Bố mẹ nên nhờ một bác sĩ thăm khám cũng như tư vấn chi tiết các nguy cơ mà bé có thể gặp phải. Nên hỏi xin cách liên hệ với bác sĩ để có thể liên lạc trong những tình huống cấp bách.

Khi đang ở trong bệnh viện, các mẹ nên quan sát, học hỏi cách chăm sóc trẻ từ các cô y tá. Nếu có thể, hãy mạnh dạn nhờ cô y tá nào đó nhiệt tình đến tắm cho bé ở nhà.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần tại nhà

Chuẩn bị về môi trường ở cho trẻ sinh non

Trước khi đón bé về, phòng ở dành cho bé phải được vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp tất cả những thứ có thể bám bụi hoặc nấm mốc như thú bông, thảm, sách...để hạn chế không khí bị nhiễm bẩn, làm ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.

Bố mẹ cũng nên chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để đảm bảo điều kiện môi trường phòng ở của trẻ là tốt nhất:

  • Nhiệt ẩm kế: Bố mẹ nên để nhiệt ẩm kế gần khu vực bé nằm để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tối ưu cho bé.
  • Đèn sưởi Halogen: Là dụng cụ làm ấm nhanh, rất thích hợp cho mùa đông khi cần thay bỉm, thay quần áo hay lúc tắm cho bé. Không nên để đèn sưởi quá gần chỗ bé nằm.
  • Máy phun sương tạo ẩm, máy hút ẩm trong không khí: Thiết bị điều chỉnh độ ẩm cho phòng ở của bé.Nếu độ ẩm quá cao hoặc quá thấp thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Khoảng độ ẩm thích hợp nhất là 50% - 65%.

Với điều kiện phòng của bé có điều hòa, nhiệt độ điều hòa tốt nhất là mùa hè 27-28oC và mùa đông là 23-25oC. Lưu ý tránh để gió từ điều hòa hướng trực tiếp vào bé vì rất dễ làm cho bé bị viêm họng và viêm phế quản. Điều chỉnh hướng gió xa vị trí bé nằm và để chế độ gió nhỏ nhất. Nếu bật quạt thì cho quạt quay vào giường và chỉ cho gió thoảng qua bé.

vicare.vn-huong-dan-cham-soc-tre-sinh-non-30-tuan-tai-benh-vien-va-o-nha-body-1

Kiểm tra cân nặng của bé

Nên mua một cái cân em bé, mỗi ngày vào tầm 9h sáng sẽ cân con và ghi chú lại cân năng của bé mỗi ngày. Tăng 50gr mỗi ngày là đạt tiêu chuẩn. Nếu cân nặng của bé tăng ít hơn cần nỗ lực chăm sóc hơn nữa.

Chế độ ăn cho trẻ sinh non 30 tuần

Sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ sinh non, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ giúp nâng cao tăng cường khả năng miễn dịch, giúp trẻ chống chọi với những bệnh nhiễm khuẩn.

vicare.vn-huong-dan-cham-soc-tre-sinh-non-30-tuan-tai-benh-vien-va-o-nha-body-2

Tuy nhiên, bé sinh non khả năng ngậm bắt núm ti kém, phản xạ bú yếu và chậm nên mẹ phải theo dõi kỹ lượng sữa bé bú hoặc uống được mỗi lần, tùy theo tuổi thai và cân nặng. Bên cạnh đó, có thể việc bú mẹ không đạt hiệu quả hoàn toàn được nên sau khi bé bú, mẹ cần cho bé ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc thìa.Trung bình trẻ sinh non bú 8 – 12 lần/ngày, thường ít nhất là 150ml sữa/kg cân nặng/ngày. Mỗi lần bé mút ti mẹ chỉ nên diễn ra trong vòng 1 phút và thời gian thực sự để sữa chảy vào miệng bé là 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé bú tiếp. Mỗi lần ăn nên cách nhau khoảng 1,5 tiếng đến 2 tiếng.

Giữ ấm cho trẻ sinh non

Trẻ sinh non có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị viêm phổi. Vì thế, khi trời trở lạnh, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quần áo ấm và bật lò sưởi.

Chú trọng phát triển trí óc cho trẻ

Trẻ sinh non về thể chất lẫn trí óc đều chưa được phát triển như những trẻ bình thường. Vì thế bố mẹ cần quan tâm chăm sóc bé như cho bé nghe nhạc, yêu thương ôm ấp bé, mua đồ chơi nhiều màu sắc, âm thanh để bé được phát triển trí óc đầy đủ.

Xem thêm:

  • Các loại vắc xin cho trẻ sinh non
  • Trẻ sơ sinh bị sinh non thiếu tháng
  • Một số loại sữa cho trẻ sinh non nhẹ cân