Hướng dẫn cách xử lí khi trẻ bị ngộ độc và dị ứng thực phẩm sau Tết

Sau dịp Tết, trẻ dễ bị ngộ độc và dị ứng thực phẩm do vô tình ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu do dự trữ lâu ngày và chế biến đi chế biến lại.

Hướng dẫn cách xử lí khi trẻ bị ngộ độc và dị ứng thực phẩm sau Tết Hướng dẫn cách xử lí khi trẻ bị ngộ độc và dị ứng thực phẩm sau Tết

Vậy, các bậc cha mẹ phải xử lí thế nào khi phát hiện thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng và ngộ độc?

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Cơ thể trẻ thường có những phản ứng như nôn, đau đầu, đau bụng,...khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Buồn nôn sau vài giờ ăn. Sau khi ăn thức ăn lạ, trẻ cảm thấy buồn nôn kéo dài hoặc cảm thấy khó nuốt

- Đau bụng dữ dội. Thường sau khi ăn phải thức ăn lạ mà bị ngộ độc thì trẻ sẽ bị đau bụng nghiêm trọng, các cơn co rút ở vùng bụng xuất hiện.

- Trẻ có thể bị sốt. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ. Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ngộ độc không sốt, nhưng cũng có trường hợp sốt cao trên 38 độ C. Tình trạng sốt cao kéo dài sẽ đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có phương án xử lý kịp thời.

- Tiêu chảy. Một số người bị ngộ độc thực phẩm lại có triệu chứng tiêu chảy hoặc đi phân lỏng kéo dài, thậm chí kéo dài từ 3 ngày trở lên. Có những bé còn thấy cả máu khi nôn hoặc có trong phân.

- Cơ thể mất nước. Người bị ngộ độc thực phẩm còn có biểu hiện khát nước, cơ thể thiếu nước khiến miệng khô, tiểu tiện ít và mệt mỏi.

- Chóng mặt, đau đầu. Triệu chứng nhẹ của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt, đau đầu. Nếu triệu chứng này không được khắc phục hoặc điều trị cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thậm chí có thể biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm là gì?

Làm gì khi trẻ bị ngộ độc, dị ứng thực phẩm?

- Trước tiên cần sơ cứu cho trẻ

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé ngưng ngay món ăn mà bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc. Sau đó gây nôn cho bé bằng cách móc họng, để bé nôn ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, lưu ý khi móc họng bé bạn phải làm thật khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Không gây nôn cho trẻ khi đang nằm ngửa, vì tư thế này rất dễ khiến bé bị sặc, thức ăn bị trào ngược lên mũi gây ngạt hoặc xuống phổi, rất nguy hiểm. Nếu gặp phải trường hợp này, ngay lập tức bạn phải dùng miệng để hút mũi cho bé.

Tư thế gây nôn đúng cách là để bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Trong quá trình gây nôn, phải luôn sẵn sàng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

- Mẹ có thể sơ cứu cho trẻ bằng cách lấy 1 thìa bột vitamin C hòa chung với 1 ly nước và cho trẻ uống. Nếu không cảm thấy kết quả sau 15 phút thì dùng các thuốc chống axit như maalox, kreamin-S (nhưng nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng).

- Nếu thấy các triệu chứng không giảm, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Nếu triệu chứng thuyên giảm, trong 4 ngày sau đó, mẹ không nên để bé ăn các thực phẩm sau đây: trứng và các loại thực phẩm có pha trứng; đồ uống màu đậm như trà, cà phê, coca, lúa mỳ, chocolate, sữa và các sản phẩm làm từ sữa, cà chua và trái cây chua như chanh, bưởi, cam, đường...

Hi vọng các bà mẹ sẽ lưu tâm hơn đến chế độ ăn uống của trẻ sau Tết và nếu có bất kì dấu hiệu ngộ độc, dị ứng thực phẩm nào, hãy sơ cứu và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lí.

>>> Xem thêm: Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết

(Theo Đời sống Việt Nam)