Hiện tượng thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ

Sự thiếu vitamin D dẫn đến việc phá hủy sự trao đổi canxi và phốt pho, dẫn đến bệnh còi xương - biến dạng xương do sự rối loạn các quá trình khoáng hóa các chất của chúng.

Hiện tượng thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ Hiện tượng thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ

Nếu các mẹ thấy bé hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng vành khăn, răng mọc chậm, lâu biết bò, đi, khi ngủ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn con bị thiếu vitamin D. Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến việc phá hủy sự trao đổi canxi và phốt pho, dẫn đến bệnh còi xương - biến dạng xương do sự rối loạn các quá trình khoáng hóa các chất của chúng. Vậy cách bổ sung như thế nào và Vitamin D có trong thực phẩm nào? Sau bài viết này bạn sẽ tìm ra được câu trả lời.

1. Biểu hiện thiếu vitamin D

  • Cơ thể trẻ thiếu Vitamin D hay đổ mồ hôi trộm, ngay cả khi trời lạnh thì vẫn bị đổ mồ hôi.
  • Trẻ thường xuyên biếng ăn, táo bón.
  • Trẻ chậm mọc răng, bò chậm so với trẻ cùng tuổi.
  • Tóc trẻ không được khỏe, đen mà còn thường xuyên bị rụng tóc và rụng theo hình vành khăn. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhất có thể thấy ở trẻ.
  • Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ, vì vậy trẻ bị còi xương chắc chắn đang bị thiếu vitamin D nghiêm trọng. Tuy nhiên rất nhiều bé bị thừa cân, béo phì vẫn bị thiếu vitamin D
  • Trẻ không được thoải mái hay khó chịu, quấy khóc, khi ngủ hay bị giật mình.
  • Thóp rộng, chân vòng kiềng

2. Ảnh hưởng của thiếu vitamin D

Trẻ bị bệnh còi xương (Khi bị nặng hơn, xương của trẻ có thể bị dị hình). Thiếu vitamin D là một trong những nguyên ngân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng còi xương của trẻ. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho trong cơ thể. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu canxi và các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin C, vitamin A, Magie, kẽm cũng làm cho bệnh còi xương nặng hơn.

Trẻ bị yếu cơ, đau nhức, không được khỏe, chậm vận động

vicare.vn_hien-tuong-thieu-vitaminD-o-tre-nho-body-1

Nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm và chiều tối

3. Cách bổ sung vitamin D

Thiếu vitamin D gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ như còi xương, chậm lớn,... kéo theo việc trẻ bị thiếu canxi bởi vì vitamin D chính là chất dẫn truyền, giúp cho canxi có thể đi vào cơ thể bé tốt hơn. Vì vậy để đảm bảo bé không bị thiếu vitamin D, mẹ nên chú ý:

Vitamin D là bạn song hành tuyệt vời của canxi. Nếu không có vitamin D, bản thân cơ thể không thể hấp thụ canxi, tăm nắng là cách quan trọng bồi bổ vitamin D. Các mẹ hãy thêm các vào các thực đơn các bé các thực phẩm như: sữa, bơ, gan, dầu gan cá (Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ đều giàu vitamin D), lòng đỏ trứng. Rất nhiều người cần uống viên bổ sung canxi nhưng nên theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt bé cần được phơi nắng vào buổi sáng để có thể tự tổng hợp được khoảng 90% nhu cầu vitamin D cho một ngày.

Trong cơ thể, bình thường dưới da có sẵn các tiên vitamin D. Dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng, các tiên vitamin D3 sẽ được hoạt hóa thành vitamin D3. Sau đó, vitamin D3 được hấp thụ trực tiếp bởi mạch máu.

Với trẻ sơ sinh, sau khi sinh một tháng có thể tắm nắng đề phòng ngừa còi xương. Tuy nhiên chỉ nên tắm nắng hoặc đi ra ngoài vào lúc sáng sớm, khi ánh nắng mặt trời còn dịu: trước 9h sáng và sau 4h chiều( tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30) tránh ánh nắng trực tiếp từ 10h sáng đến 3h chiều. Ánh nắng phát chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, lưng, bụng mới có hiệu quả.

Các mẹ lưu ý cho trẻ bú mẹ sớm ngay từ sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé cần được ăn dặm với đầy đủ, cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoan 2 năm đầu đời cần phải đảm bảo được cung cấp đủ vitamin D.

vicare.vn_hien-tuong-thieu-vitaminD-o-tre-nho-body-2

Cho trẻ vận động ngoài trời, dưới ánh mặt trời để phòng tránh thiếu hụt vitamin D

4. Phòng tránh thiếu hụt vitamin D ngay từ trong bụng mẹ

Các nhà khoa học khuyến cáo, các chị em mang thai phải được cung cấp đủ vitamin D để đảm bảo con sinh ra có xương phát triển tốt và chắc khỏe. Ngoài ra, chị em cũng không nên quá kiêng khem mà hãy tăng cường đi ra ngoài, tắm nắng.

Vitamin D được bổ sung bằng thực phẩm, khi vào cơ thể vitamin D được hấp thụ trong ruột non kèm các chất béo và được đưa vào máu. Tuy nhiên vitamin D có ít trong thực phẩm tự nhiên trừ một số loại cá biển béo (nhất là gan của chúng), có ít trong sữa mẹ, do vậy, trong giai đoạn cho con bú, người mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi. Trong sữa bò, hàm lượng vitamin D cũng rất thấp, nhưng trong 1 số loại sữa bột thì hàm lượng này được bổ xung nhiều hơn. Mỗi khi mua sữa bột các mẹ nên để ý tỷ lệ của các thành phần trong sữa nhé.

Do vậy, cần bổ sung vitamin D cho thai phụ suốt thời kỳ mang thai để đảm bảo cho ra đời những đưa con có xương phát triển tốt và chắc khỏe. Vào những tháng cuối của thai kỳ, các mẹ nên ăn thêm những thức ăn có chứa vitamin D hoặc uống dầu cá. Tuy nhiêm không được lạm dụng quá nhiều thuốc mà phải bổ sung bằng phương pháp tắm nắng, thực phẩm (dù hàm lượng vitamin D trong thực phẩm không nhiều) . Lưu ý: Vitamin D nhạy cảm với nhiệt độ, nên bảo quản dưới 38 độ C.

vicare.vn_hien-tuong-thieu-vitaminD-o-tre-nho-body-3

Cho trẻ uống sữa bổ sung vitamin D hiệu quả

5. Cách bổ sung vitamin D cho cơ thể bé khi có dấu hiệu bị thiếu vitamin D

Đối với bé từ 6 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi: mỗi ngày 800-1.000 IU (nếu bé khỏe mạnh); 1.500 IU (nếu bé ít ra nắng) và 2.000 IU (nếu thấy da bé có màu da sẫm)

Bé từ 18 tháng đến 5 tuổi chỉ nên sử dụng liều trên trong mùa ít ánh nắng

Đối với bé còi xương, uống 1.200-5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó có thể tiếp tục uống liều dự phòng.

Tuy nhiên, mọi cách dùng thuốc đều phải được chỉ định của bác sĩ, không nên bổ sung vitamin tùy tiện cho con vì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.