Hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ
Trong suốt thai kỳ, cả mẹ và em bé luôn có sự thay đổi liên tục. Ngoài việc nhận thấy thai nhi đạp, đá, bạn có thể nhận thấy bé nấc cụt.
Hiện tượng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ
Trong suốt thai kỳ, cả mẹ và em bé luôn có sự thay đổi liên tục. Ngoài việc nhận thấy thai nhi đạp, đá, bạn có thể nhận thấy bé nấc cụt trong bụng mẹ. Dưới đây là những điều bạn cần biết về hiện tượng bé nấc cụt trong bụng mẹ.
Điều gì đang xảy ra với bé?
Bé có rất nhiều sự phát triển quan trọng trước khi sinh ra. Tính trung bình, chuyển động đầu tiên của thai nhi có thể được cảm nhận từ tuần 13 đến 25. Các chuyển động đầu tiên thường là đạp nhẹ hoặc đá. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm bé đạp và đá suốt cả ngày.
Bạn có bao giờ để ý các hiện tượng khác khác như co giật nhịp nhàng? Những chuyển động này có thể giống như co thắt cơ bắp nhưng thực tế đó có thể là tiếng nấc của thai nhi.
Khi nào bé bắt đầu nấc cụt
Bạn có thể bắt đầu nhận thấy tiếng nấc của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Nhiều bà mẹ bắt đầu cảm thấy những "chuyển động giật" khi mang thai tháng thứ 6. Cũng giống như chuyển động của thai nhi, bạn bắt đầu cảm thấy hiện tượng này tại những thời điểm khác nhau.
Một số bé nấc cụt nhiều lần trong ngày. Các nguyên nhân gây ra nấc cụt không rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng nấc trong bào thai đóng một vai trò trong việc phát triển phổi. Trong hầu hết các trường hợp, phản xạ này là bình thường và là một hiện tượng thường thấy thai kỳ.
Điều quan trọng cần lưu ý là sau tuần 32, mẹ bầu sẽ không thấy hiện tượng nấc của thai nhi mỗi ngày. Nếu bé tiếp tục nấc sau thời gian này, hãy đi khám bác sĩ. Ngoài ra thông báo với bác sĩ nếu em bé nấc 3-4 lần trong 1 ngày. Mặc dù hiếm, nhưng hiện tượng này có thể báo hiệu một vấn đề liên quan tới dây rốn.
Làm thế nào để biết thai nhi nấc cụt?
Cách tốt nhất để xác định có phải em bé nấc cụt hay đang đá là dựa vào sự di chuyển của bé. Đôi khi, em bé có thể di chuyển nếu cảm thấy không thoải mái ở một vị trí nhất định, hoặc nếu bạn ăn cái gì nóng, lạnh hay quá ngọt ngào kích thích giác quan của bé.
Bạn có thể cảm thấy những chuyển động của bé ở các bộ phận khác nhau của bụng (trên và dưới, bên này sang bên kia). Nếu bạn đang ngồi yên và cảm thấy có nhịp đập hay co giật nhịp nhàng ở vùng bụng, có thể đó là những tiếng nấc của bé.
Những điều cần biết là hiện tượng nấc trong bào thai
Nấc trong bào thai là một phản xạ bình thường. Nhưng trong những trường hợp hiếm, đặc biệt là cuối giai đoạn mang thai, hiện tượng này có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe. Khi máu và oxy vận chuyển chậm lại hoặc bị cắt đứt khỏi bào thai, thường dẫn đến hiện tượng nấc cụt trong những tuần cuối của thai kỳ hoặc trong khi sinh.
Các biến chứng của hiện tượng nấc cụt
- Thay đổi nhịp tim của bé
- Thay đổi huyết áp của bé
- Sự tích tụ CO2 trong máu của bé
- Tổn thương não
- Thai chết lưu
Trong một nghiên cứu về thai chết lưu được công bố trên tạp chí mang thai và sinh nở BMC, các nhà nghiên cứu giải thích rằng nấc có thể là một dấu hiệu của sự hiếu động của thai nhi do ép rốn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hiện tượng nấc sẽ tăng dần mỗi ngày sau tuần thai 28 và mỗi ngày diễn ra hơn 4 lần. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã được thực hiện trên động vật và cần có các nghiên cứu khác để kiểm chứng.
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy sự thay đổi đột ngột trong tiếng nấc của bé như mạnh hơn, lâu hơn, hãy liên hệ với bác sĩ để tư vấn.
Làm thế nào để biết bé đang đạp?
Bắt đầu từ trong tam cá nguyệt thứ 3 (hoặc sớm hơn, nếu bạn đang có nguy cơ cao), bà bầu nên đếm thời gian bé thực hiện các động tác bao gồm đá, chọc hoặc cú hích trong bao lâu. Một em bé khỏe mạnh thường sẽ di chuyển nhiều lần trong khoảng thời gian 2 giờ. Bé thường lặp lại quá trình này mỗi ngày, tốt nhất là vào cùng một thời điểm trong ngày.
Nếu bé không di chuyển nhiều, hãy uống một ly nước lạnh hoặc ăn một món ăn nhẹ. Bạn cũng có thể thử đẩy bụng nhẹ nhàng để đánh thức bé.
Hầu hết phụ nữ cảm thấy các động tác của bé diễn ra trong vòng 30 phút.
Nguồn: Healthline