Hiện tượng nước ối nhiều khi mang thai 3 tháng cuối
Hiện tượng nhiều nước ối có tên gọi khoa học là polyhydramnios và chỉ gặp ở khoảng 1% các trường hợp. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của hiện tượng này là đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau lưng, khó chịu ở bụng, sưng đau bàn chân và mắt cá chân, thở gấp.
Hiện tượng nước ối nhiều khi mang thai 3 tháng cuối
Nước ối là khối dịch lỏng bao quanh thai nhi, giúp bảo vệ bé khỏi những tác động của môi trường xung quanh. Nước ối hình thành trong suốt 14 tuần đầu mang thai: dịch lỏng trong hệ tuần hoàn sẽ đổ dần vào túi ối. Trong 3 tháng đầu, bé sẽ nuốt dịch nước ối này và bài tiết thải ra ngoài qua nước tiểu – hình thành một chu trình tuần hoàn của nước ối.
Nước ối sẽ tăng dần theo thể trạng của bà bầu và sự phát triển của em bé: vào tuần 20, lượng nước ối khoảng 350ml, tuần 32 đến tuần 36, lượng nước ối tăng lên 800ml, cao nhất là 1000ml và sẽ giảm dần đến ngày sinh. Nếu nước ối tăng lên hơn 2000ml, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ là hiện tượng nguy hiểm.
1. Nguy hiểm của hiện tượng nước ối nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ
Hiện tượng nhiều nước ối có tên gọi khoa học là polyhydramnios và chỉ gặp ở khoảng 1% các trường hợp. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của hiện tượng này là đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau lưng, khó chịu ở bụng, sưng đau bàn chân và mắt cá chân, thở gấp. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng đáng nghi ngờ này, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để có kết luận chính xác.
Theo đó, siêu âm sẽ đánh giá được tình trạng nước ối bình thường hay bất thường. Siêu âm xác định kích thước túi ối tại 4 khu vực của cổ tử cung, tổng của 3 chỉ số này chính là chỉ số nước ối (AFI – Amniotic Fluid Index). Trong 3 tháng cuối thai kỳ, chỉ số nước ối trong khoảng 5cm đến 25cm là bình thường, cao hơn 25cm tức là nhiều nước ối.
2. Nguyên nhân hiện tượng nước ối nhiều
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ dẫn đến thai phụ không kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, có thể là nguyên nhân dẫn đến nước ối nhiều. Theo các số liệu thống kê được, có khoảng 10% các trường hợp tiểu đường thai kỳ mắc chứng nhiều nước ối, thường gặp nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Đa thai
Đa thai, đặc biệt là song thai có thể dẫn đến hiện tượng nước ối nhiều, thường gặp nhất là một thai có quá nhiều nước ối, một thai có quá ít nước ối (hội chứng truyền máu song thai)
Bất thường về gen
Thường gặp nhất là những phụ nữ mang thai mắc hội chứng Down, dẫn đến nước ối nhiều
Bất thường về phôi thai
Những dị tật ở thai nhi có thể khiến bé không nuốt nước ối vào trong khi thận của thai phụ vẫn tiếp tục sản xuất nước ối. Hiện tượng này khá hiếm gặp với các dị tật ở thai nhi là hở môi, hẹp môn vị, hở vòm miệng, tắc nghẽn ống tiêu hóa, tràn dịch não, dị tật ống thần kinh
Thiếu máu phôi thai
Thiếu máu phôi thai dẫn đến sự bất thường Rh máu hoặc bệnh nhiễm trùng như bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cũng gây nên chứng nhiều ối.
3. Cách khắc phục hiện tượng nước ối nhiều
Tất cả các can thiệp y tế để khắc phục hiện tượng này đều phải được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện, tuyệt đối không được tự thực hiện tại nhà. Các can thiệp thường được bác sĩ sử dụng bao gồm:
- Giảm bớt nước ối bằng cách chọc ối. Có thể tiến hành việc này nhiều lần trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nguy cơ bong nhau thai sớm, sinh non hoặc vỡ ối sớm.
- Có thể sử dụng thuốc giảm ối sau khi tiến hành siêu âm doppler và theo dõi tim thai. Tác dụng của thuốc là tăng quá trình tái hấp thu nước ối hoặc giảm lượng nước ối do cơ thể thai phụ tiết ra. Khi dùng thuốc, sản phụ có thể gặp các sản phụ như nôn, buồn nôn, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược thực quản.