Giải mã câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không?

Một trong những nối lo của nhiều người khi có mong muốn niềng răng đó chính là niềng răng có nguy hiểm không? Để biết thông tin chi tiết niềng răng có nguy hiểm hay không, bạn có thể theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết sau đây. HoiBenh xin giới thiệu cùng bạn.

Giải mã câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không? Giải mã câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không?

Đôi nét về niềng răng - có thể bạn chưa biết?

Niềng răng- Chỉnh nha là một thuật ngữ được dùng trong nha khoa, là một phương pháp có sử dụng các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại vị trí các răng mọc lệch lạc, răng hô, móm, thưa,..giúp mang lại cho bạn vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười cũng như khuôn mặt của bạn.

Niềng răng có tác dụng giúp nắn chỉnh răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Bởi vậy mà không ai có thể phủ nhận lợi ích ưu việt này mà niềng răng đem lại. Tuy nhiên thắc mắc niềng răng có nguy hiểm không, niềng răng rủi ro có thể gặp phải là gì luôn là nỗi lo thường trực đối với nhiều người.

Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ như mong muốn, giúp răng trở nên đều và đẹp hơn. Ngoài ra, niềng răng còn giúp nắn chỉnh răng về đúng chuẩn khớp cắn, cải thiện chức năng ăn nhai.
vicare.vn-giai-ma-cau-hoi-nieng-rang-co-nguy-hiem-khong-body-1

Niềng răng có nguy hiểm không?

Không thể phủ định những lợi ích của niềng răng mang lại, tuy nhiên niềng răng cũng có nguy hiểm không và rủi ro ? Thực tế cho thấy, cũng có không ít những trường hợp niềng răng thất bại và để lại nhiều hậu quả khôn lường, đáng tiếc sau quá trình niềng răng có thể kể đến như sau:

- Răng không di chuyển về đúng nơi như mong muốn gây tính mất thẩm mỹ.

- Răng có dấu hiệu bị yếu đi và làm suy giảm chức năng ăn nhai.

- Răng trở nên nhạy cảm hơn trước khi niềng.

- Răng có thể bị tổn thương dễ tạo điều kiện cho tác tác nhân gây bệnh, vi khuẩn xâm lấn gây các bệnh lý răng miệng.

- Gây tình nên tình trạng tụt nướu, chân răng dễ bị lộ ra ngoài.

- Giảm tuổi thọ của răng, có thể gây nên tiêu xương ổ răng và khiến răng lung lay, rụng sớm.

Thực tế, niềng răng được coi là phương pháp an toàn giúp chỉnh nha hiệu quả, giúp hình răng xấu, răng sai khớp cắn được đưa răng về vị trí mong muốn. Niềng răng an toàn, hiệu quả không xâm lấn đến răng thật, nướu hay xương hàm. Vì thế bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng.

Niềng răng có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi niềng răng là một trong những kỹ thuật khó, cần nha sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, khí cụ chỉnh nha yêu cầu đảm bảo chất lượng và công nghệ tiên tiến. Đồng thời, bệnh nhân cũng phải có ý thức chăm sóc răng miệng một cách cẩn thận và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.

Một ca điều trị nếu không hội tụ những điều kiện cần thiết nêu trên thì rất có thể gây ra những nguy hiểm cho người bệnh.
vicare.vn-giai-ma-cau-hoi-nieng-rang-co-nguy-hiem-khong-body-2

Niềng răng ở giai đoạn nào?

Niềng răng nên được tiến hành từ 11-12 tuổi để mang lại kết quả tốt. Khi bắt đầu thay răng sữa sang răng lâu dài, bạn nên đi khám và thực hiện niềng răng để loại bỏ những sự lệch lạc của răng và cần can thiệp sớm. Tốt nhất là niềng răng khi răng lâu dài đã mọc hoàn chỉnh vì ở giai đoạn này, răng sẽ dễ di chuyển trong xương. Tuy nhiên, đối vơi những người trưởng thành vẫn thực hiện được phương pháp này. Lưu ý để tránh những nguy hiểm, chị em phụ nữ có thai không nên niềng răng vì lúc này nội tiết tố có dấu hiệu thay đổi nên nướu dễ bị viêm, dẫn đến vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.

Khi niềng răng, nếu cần, bạn phải nhổ từ khoảng 1-4 chiếc răng để có thể có chỗ cho khối răng phía trước lui về sau hoặc giúp răng sau tiến về phía trước. Tuy nhiên, có trường hợp người bệnh không phải nhổ răng.

Niềng răng thường sẽ bao gồm những mắc cài, dây cung, thun...liên kết chặt chẽ với nhau tạo sự dịch chuyển giữa các răng ở cung hàm, tác dụng nắn chỉnh răng và khớp cắn về đúng nơi quy định. Hay thun liên hàm có chức năng tạo lực kéo, giúp răng di chuyển từ từ, nhẹ nhàng mà không hề gây đau đớn cho người bệnh. Sau khi gắn mắc cài bác sĩ sẽ siết chỉnh răng cho bạn. Khi đó, hàm răng của bạn có thể có dấu hiệu ê ẩm hoặc đau một hoặc hai ngày rồi giảm dần và hết đau. Lưu ý, bạn không cần uống thuốc giảm đau, tuy nhiên nếu thấy đau kéo dài hoặc nặng lên, bạn phải đi khám lại.

Thời gian niềng răng khá lâu từ khoảng 1-3 năm, tùy vào từng mức độ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên có thể rút ngắn khoảng thời gian điều trị hơn khi bạn tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ, tái khám đúng hẹn.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần thiết về niềng răng và vấn đề niềng răng có nguy hiểm không, từ đó bạn có những hướng quyết định đúng đắn.

Chúc bạn khỏe đẹp!.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp niềng răng mắc cài bên trong

>>>Xem thêm: Niềng răng xong có đẹp hơn không?