Giải đáp thắc mắc về nghén nôn ra mật vàng ở phụ nữ mang thai

Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Và khi nôn ra dịch vàng và có vị đắng là do trong dịch nôn có mật, chứng tỏ người bệnh nôn nhiều, nôn sạch.

Giải đáp thắc mắc về nghén nôn ra mật vàng ở phụ nữ mang thai Giải đáp thắc mắc về nghén nôn ra mật vàng ở phụ nữ mang thai

Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Khi ốm nghén có thể xảy ra tình trạng nôn ra dịch vàng và có vị đắng là do trong dịch nôn có mật, chứng tỏ người bệnh nôn nhiều, nôn sạch.

Nôn nghén

Nôn nghén là tình trạng buồn nôn nặng và ói mửa trong thai kỳ, thường xảy ra nhất là trong ba tháng đầu tiên. Nôn nghén nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước, thay đổi về hóa học của cơ thể và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguyên nhân chính xác chưa được rõ nhưng các yếu tố nguy cơ bao gồm: mang thai lần đầu tiên, chứng nôn nghén trong lần mang thai trước, có đa thai (sinh đôi, sinh ba) và thừa cân.

Triệu chứng thường gặp là: Nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi, giảm cân, giảm đi tiểu, lú lẫn, choáng, ngất xỉu.

Tùy theo thể trạng của bà bầu, mức độ nôn nghén xảy ra khác nhau về thời điểm cũng như dịch nôn ra. Có nhiều mẹ bầu nôn liên tục hay từng cơn cũng như nôn ra dịch vàng hay trắng, cũng có thể là nôn khan...

>>> Xem thêm: Nghén nôn nhiều có sao không?

Nôn nghén ra dịch vàng là dấu hiệu gì?

Nôn ra dịch vàng và có vị đắng là do trong dịch nôn có mật, chứng tỏ người bệnh nôn nhiều, nôn sạch. Nôn ra dịch mật có rất nhiều nguyên nhân gây nôn nhiều, như thai hành, viêm dạ dày, viêm tụy, viêm ruột...

vicare.vn-non-nghen-mat-vang-3

Làm sao để giảm ốm nghén?

Làm sao để giảm ốm nghén

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân đưa ra một số tư vấn giúp làm giảm ốm nghén như sau: Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ sáu và có xu hướng đạt đỉnh điểm quanh tuần thứ 8-9. Hiện nay, chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên giúp em phần nào giảm bớt được sự khó chịu:

Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Em hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm em buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.

Tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến em dễ bị nghén hơn.

Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bản thân cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.

Mỗi ngày bà bầu nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén.

Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.

Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng... có thể giúp em không còn cảm giác buồn nôn.

Bà bầu không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng, thì thai phụ nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho mẹ và em bé.

Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.

>>> Xem thêm: Mách mẹ bầu cách điều trị ốm nghén nhanh