Giải đáp nỗi lo: Sinh mổ thì phải khâu mấy lớp?
Khi mang thai, không phải mẹ bầu nào cũng có khả năng sinh thường, mà rất nhiều trường thai phụ sẽ phải trải qua việc sinh mổ. Và vấn đề đặt ra là mổ đẻ thì sẽ khâu mấy lớp? Đây là câu hỏi làm cho nhiều bà bầu băn khoăn nhất, vì nó cần phải có sự can thiệp của dao kéo. Hiểu được tâm lý này, ngay sau đây hãy cùng HoiBenh tìm lời giải đáp.
Giải đáp nỗi lo: Sinh mổ thì phải khâu mấy lớp?
Các trường hợp phải sinh mổ
Có rất nhiều trường hợp mà bác sĩ phải chỉ định mẹ bầu sinh mổ, các mẹ cần phải lưu ý như:
+ Suy thai làm cho nhịp tim thấp có thể là do bé không nhận đủ oxy trong tử cung. Ngoài ra, nếu nước ối có phân su, thai nhi dễ bị nhiễm độc nước ối, không tốt cho phổi và hệ hô hấp của bé. Trường hợp này thai phụ cũng phải được mổ gấp.
+ Sinh non trước 37 tuần cũng cần phải áp dụng hình thức sinh mổ.
+ Phụ nữ mang thai đôi, ba có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ.
+ Mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ, dẫn đến triệu chứng tiền sản giật cũng phải đẻ mổ.
+ Bà bầu bị xơ tử cung cũng là căn bệnh gây cản trở cho việc sinh nở tự nhiên. Dù thai kỳ có khỏe mạnh thì lựa chọn mổ lấy thai vẫn là sáng suốt nhất.
+ Đứt nhau thai, đây là trường hợp nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung, cần phải đẻ mổ.
+ Mẹ đã từng có tiền sử sinh mổ, thì bắt buộc phải sinh mổ tiếp lần thứ 2
+ Đôi khi, ngay cả với những cơn đau đẻ dữ dội cũng không làm giãn nở cổ tử cung đủ để em bé đi ra. Do vậy, trường hợp này cũng phải được chỉ định sinh mổ.
Vậy mổ đẻ khâu mấy lớp?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà – Phòng khám Bác sĩ Song Hà, khi sinh mổ các bác sĩ tiến hành khâu vết mổ lại từng lớp một trước hết là tử cung, rồi lớp cơ thành bụng, lớp da. Thời gian khoảng 15-20 phút, bác sĩ sẽ chọn chỉ tự tiêu loại nhỏ và may thẩm mỹ. Chỉ may sẽ được tự hủy trong vòng 7-10 ngày.
Trước đó khi tiến hành mổ, bác sĩ luôn thực hiện thao tác thử phản ứng xem thuốc gây tê đã phát huy tác dụng hay chưa bằng cách kẹp vào da bụng xem sản phụ có cảm giác đau hay không.
Sau khi thử phản ứng thành công, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đoạn ngang nhỏ ở bụng, vùng dưới rốn. Thường thì vết mổ sẽ theo chiều ngang trên xương vệ. Vết sẹo sau đấy sẽ khó bị phát hiện. Tiếp theo đến các lớp mô. Khi dao rạch đến đâu, máu sẽ được y tá sẽ thấm bằng gặc đã khử trùng đến đó. Tới tử cung, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt, tìm vị trí của em bé, rồi lấy em bé từ tử cung của người mẹ ra ngoài.
Đồng thời, Bác sĩ Hà cũng chia sẽ thêm sau khi sinh mổ việc di chuyển của mẹ cũng sẽ khó khăn và mệt mỏi. Nhưng cần phải kiên trì, tập đi dần dần thì sẽ trở lại như bình thường. Những ngày đầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không nên đi lại và vận động nhiều để cho cơ thể được hồi phục.
Ngoài ra, chị em cũng cần phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng sau sinh, tránh những thực phẩm không tốt cho vết mổ, cả về sức khỏe lẫn về thẫm mỹ sau này. Chú ý vệ sinh sạch sẽ và tránh vết mổ bị nhiễm trùng.
Khi sinh mổ, khâu có đau không?
Mẹ weoweo chia sẻ trên diễn đàn webtretho như sau: “Do mình đã bị mổ thoát vị đĩa đệm cột sống, nên mấy ngày vẫn không có dấu hiệu sinh. Cộng thêm việc rất sợ đau, nên xin bác sĩ cho sinh mổ và được như ý.
Ngày đi mổ mình rất tươi tỉnh, vào phòng mổ bác sĩ hỏi câu nào trả lời câu đó đến khi mê luôn, tỉnh dậy thì nằm trng phòng hồi sức 9 tiếng mới được gặp con. Lần đầu nhìn con ứa nước mắt.
Mổ xong mình cũng như những chị em khác là rất đau, nhưng cũng cố vận động và may mắn rất mau đi lại được. Nhưng bị áp xe ngực, đau kinh khủng. Các y tá và bác sĩ cứ đè nhàu nặn và bóp để thông sữa, mẹ và chị chồng thì lấy xôi nếp còn nóng với lá mít đắp lên ngực. Đau càng đau thêm khiến mình sốt li bì, thậm chí xin được... chết đi.
Chịu đựng mấy ngày mình đành năn nỉ chồng cho uống thuốc giảm đau, 1 viên chưa đủ em nhờ em trai mua 1 vỉ để uống khi cơn đau đến. Nhưng phía nhà chồng không cho đâu nhé, vì sợ uống giảm đau cháu nội sẽ mất sữa bú.
Và trên diễn đàn sotaychame, mẹ có nickname nhocyeucuame cũng có lời chia sẻ về cuộc sinh mổ của mình sau khi được chỉ định như sau:
Lần sinh vừa rồi của mình là mổ chỉ định, nên mình vào phòng mổ mà không phải chờ đau đẻ. Gây tê xong, xem như là nửa phần dưới không còn cảm giác. Chị em nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, lúc tiêm thuốc tê vào tủy sống không cần phải sợ mà co người lại, nhỡ tiêm chọc lệch phát thì nguy hiểm.
Ngay sau được tiêm xong, các mẹ sẽ được bảo nằm ngửa và cảm thấy mất dần cảm giác ở phần dưới. Lúc này các Y tá sẽ kiểm tra bằng cách đập mạnh vào chân của mình, mình biết mà không đau là được.
Cuộc sinh mổ trải qua khoảng 10 phút, là mò được con mình. Ống thông tiểu thì họ sẽ đặt từ trước, nên sẽ không có cảm giác buồn tiểu. Sau khi mổ xong ở bệnh viện C là họ sẽ rút ra ngay.
Một kinh nghiệm nữa cho chị em, nếu sinh mổ lần đầu tiên bạn nên yêu cầu bác sĩ khâu chỉ cắt. Tránh để khâu chỉ tự tiêu như của mình, nhưng nó không tự tiêu được và bị bung chỉ ra. Mà thường, nếu khâu chỉ cắt thì vết mổ sẽ đẹp hơn thì phải. Và việc sinh mổ khi khâu vết thương, cò đau hay không là do tâm lý của mỗi người.
Xem thêm:
Thai phụ mang thai lần 2 sau khi sinh mổ cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì cho một ca sinh mổ?