Dùng thuốc thế nào đối với trẻ bị viêm mũi?

Không chỉ riêng bệnh viêm mũi mà trong tất cả các loại bệnh thì trẻ em luôn là đối tượng sử dụng thuốc đặc biệt. Vì cơ thể trẻ còn non yếu, phát triển chưa hoàn chỉnh các hệ cơ quan nên việc sử dụng thuốc bên cạnh mục đích chữa trị bệnh còn phải hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Dùng thuốc thế nào đối với trẻ bị viêm mũi? Dùng thuốc thế nào đối với trẻ bị viêm mũi?

Không chỉ riêng bệnh viêm mũi mà trong tất cả các loại bệnh thì trẻ em luôn là đối tượng sử dụng thuốc đặc biệt. Vì cơ thể trẻ còn non yếu, phát triển chưa hoàn chỉnh các hệ cơ quan nên việc sử dụng thuốc bên cạnh mục đích chữa trị bệnh còn phải hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vậy đối với trẻ bị viêm mũi thì cần dùng thuốc như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Viêm mũi ở trẻ nhỏ là gì?

Theo các bác sĩ, viêm mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là với trẻ sơ sinh từ 6-8 tháng tuổi. Khi không khí từ ngoài theo vào phổi khi trẻ hít thở có thể kèm theo một số tác nhân gây bệnh.

Những tác nhân ngoại lai này sẽ tấn công làm viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Đồng thời trẻ nhỏ do hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng còn kém nên nguy cơ bị viêm mũi càng lớn hơn. Do vậy nếu phát hiện được bệnh thì các bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

vicare.vn-dung-thuoc-the-nao-doi-voi-tre-bi-viem-mui-body-1

2. Những triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi

- Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường có một số triệu chứng như sốt, trong người cảm thấy bứt rứt khó chịu, trẻ luôn quấy khóc, chán ăn và bỏ bữa, nếu nặng hơn có kèm theo nôn ói hay tiêu chảy kéo dài từ 2-3 ngày.

- Xuất hiện những triệu chứng như ngạt mũi, mũi chảy nước hay dịch mủ, một số trẻ có thể xuất hiện thêm cả triệu chứng ho.

- Trẻ thường quấy khóc, kém ăn đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày.

Đây là các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh, tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 7 ngày mà không có phương pháp điều trị hiệu quả thì trẻ rất dễ bị tái viêm, đồng thời xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang cấp tính...

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm mũi?

- Đối với trẻ bị viêm mũi, các mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối, mỗi ngày từ 3-4 làn cho trẻ cho tới khi hết chảy nước mũi.

- Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, bao gồm thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín ... để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.

- Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và chú ý theo chỉ định của bác sỹ.

Chú ý: Khi lau mát cho trẻ thì cần dùng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.

- Hãy cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước.

vicare.vn-dung-thuoc-the-nao-doi-voi-tre-bi-viem-mui-body-2

4. Dùng thuốc khi trẻ bị viêm mũi như thế nào?

Sau đây là những lưu ý cho các bậc cha mẹ về cách dùng thuốc cho trẻ mắc bệnh viêm mũi:

Rửa mũi

Khi viêm mũi trẻ thường nghẹt mũi, chảy nước mũi nên thở khò khè khó chịu, hay quấy khóc. Nếu trẻ đang bú thì việc ngạt mũi làm cho trẻ phải thờ bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú. Chính vì thế việc làm thông mũi là bước đầu quan trọng để giải quyết triệu chứng khó chịu này cho trẻ.

An toàn và tiện lợi nhất là dùng nước nuối NaCl 0,9% mua từ các nhà thuốc để rửa mũi cho trẻ. Nên rửa từ 3-4 lần/ ngày tùy vào tình trạng nghẹt mũi của trẻ, dùng trước khi cho bé ăn hoặc bú. Trước khi nhỏ, bạn nên ngâm lọ nước muối vào nước ấm sau đó nhỏ thử trước lên tay bạn rồi mới dùng cho bé. Khi rửa thì tiến hành rừng từng bên mũi, không tiến hành cùng lúc.

Không nên dùng miệng hút mũi bé vì có nguy cơ lây lan mầm bệnh cao, nếu cần có thể dùng dụng cụ hút gỉ mũi tiệt trùng.

Nếu trẻ có kèm sốt thì có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol).

Các thuốc thông xịt mũi

Nhóm thuốc co mạch như naphazolin, oxymetalin có tác dụng co mạch nhanh nên thông mũi tức thì. Tuy nhiên tác dụng phụ là vô cùng to lớn nếu trẻ dùng phải hoặc dùng lâu dài ( >5 ngày). Thực tế cho thấy, trẻ dưới 7 tuổi dùng naphazolin hay trẻ dưới 6 tuổi dùng oxymetalin sẽ bị choáng, tím tái, thậm chí hôn mê. Khi dùng lâu dài sẽ bị lờn thuốc, bị hiệu ứng “dội ngược” nên phải tăng liều ( đồng nghĩa với việc tăng tác dụng phụ), đưa đến vòng lẩn quẩn là “viêm mũi do thuốc”.

Tương tự, thuốc xịt chứa glucocorticoid tác dụng tại chỗ tuy tác dụng phụ chỉ là khô miệng, khô họng nhưng vẫn cần phải có chỉ định của bác sĩ để biết được liều lượng sử dụng phù hợp cho trẻ. Nên dùng loại tác dụng kéo dài, chỉ xịt 1 lần vào buổi sáng nhằm hạn chế thấp nhất tác dụng phụ.

vicare.vn-dung-thuoc-the-nao-doi-voi-tre-bi-viem-mui-body-3

Các nhóm thuốc uống

Bao gồm kháng histamine, kháng sinh, cường giao cảm hay glucocorticoid toàn thân giúp thông mũi, giảm chảy mũi nước và lưu ý tất cả đều PHẢI CÓ CHỈ ĐỊNH của bác sĩ vì sự chuyển hóa của các loại thuốc này ảnh hưởng đến gan thận còn non yếu của trẻ cũng như tác dụng của thuốc lên tim mạch, thần kinh rất phức tạp.

Lưu ý khác ngoài dùng thuốc

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ.

Nên giữ ấm và ẩm trong phòng bé, có thể đặt 1 chậu nước trong phòng nếu thời tiết quá hanh khô. Đi ra đường nên đeo khẩu trang cho bé và nên thay khẩu trang thường xuyên.

Triệt để tránh khói thuốc lá cho trẻ.

Bổ sung đầy đủ nước và dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của trẻ.

Nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ thăm khám và kê toa phù hợp với bệnh tình và độ tuổi của trẻ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng.