Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở những người dưới 45 tuổi, nhiều nhất là 21 - 30 tuổi. Đây là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy bởi dị ứng với những tác nhân trong cũng như ngoài cơ thể như khói bụi, thời tiết, độ ẩm, áp suất,... Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng nó lại gây khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng

Trong cơ thể người, hệ thống miễn dịch đóng vai trò chống lại các thành phần có hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên với những người viêm mũi dị ứng hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức đối với thành phần vô hại như phấn hoa. Điều này tạo nên phản ứng viêm và kích thích, nó được gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ bề mặt mũi, các xoang và mắt.

Các loại viêm mũi dị ứng

Hiện nay có hai loại viêm mũi dị ứng:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thông thường vào mùa xuân, hoặc mùa hè, cũng có thể là cả vào mùa thu tùy theo vùng do phấn hoa cũng như các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, nấm mốc, cây, lá cây khô...

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Đây là một trong những tác nhân được gây ra từ các con ve, bụi nhà, mạt hoặc những mảnh da bong tróc của thú nuôi. Đôi khi, có thể là những bào tử nấm mốc phát triển ở cây trồng trong nhà, giấy dán tường, bàn ghế, rèm thảm,.. Hiếm hơn là bởi dị ứng với thức ăn.

vicare.vn-dieu-tri-viem-mui-di-ung-bang-dong-y-body-1

Biểu hiện của viêm mũi dị ứng

  • Cảm giác như bị cảm kéo dài

  • Nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi, thường là chảy mũi loãng trong

  • Đau đầu với cảm giác ù, đầy tai

  • Ho khan

  • Đau họng và khạc đàm kéo dài

  • Rối loạn giấc ngủ và ngáy

  • Mất mùi và mất vị giác

  • Ngứa, đỏ, phù nề hoặc chảy nước mắt

Lí do bạn nên điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

  • Thứ nhất khác với việc sử dụng thuốc Tây điều bị bệnh viêm mũi dị ứng mang tới hiệu quả nhanh, dễ dẫn tới các tác dụng phụ, gây nhờn thuốc. Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh sẽ có thể hoàn toàn yên tâm, mặc dù chúng có hiệu quả chậm hơn nhưng an toàn và ít gây tác dụng phụ cùng các hiện tượng khác.

  • Sử dụng thuốc Đông y sẽ bớt tốn kém hơn sử dụng những loại thuốc Tây.

  • Với một số bài thuốc Đông y, nó không chỉ có tác dụng điều trị bệnh mà còn có một số vị thuốc bồi bổ sức khỏe.

3 bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng từ Đông y

Để điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y, bệnh nhân có thể áp dụng với 3 bài thuốc sau:

Bài thuốc 1

Triệu chứng: Người bệnh bị ngứa mũi, chảy nước mũi nhiều, hắt hơi từng đợt, nghẹt mũi, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh thất thường.

Bài thuốc điều trị bệnh với ké đầu ngựa, bèo cái mỗi thứ 12g; bạch chỉ, mã đề, kinh giới mỗi thứ 10g; thông bạch 8g; gừng tươi 6g cùng 3 quả đại táo.

Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu sắc với 600ml nước tới khi còn 300ml uống ngày 2 lần trước bữa ăn.

Bài thuốc 2

Triệu chứng: Xuất hiện ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhẹ, nghẹt mũi, giảm khứu giác khi thời tiết nóng cùng với một số triệu chứng nhức đầu, mồ hôi, sốt.

Bài thuốc điều trị bệnh cùng với kim ngân hoa, bồ công anh, ké đầu ngựa, rau diếp cá mỗi thứ 12g; lá dâu tằm, mã đề, cúc tần, kinh giới, cam thảo mỗi thứ 10g; bạc hà 8g.

Cách dùng: Đem sắc thuốc với 750 ml nước, sắc tới khi còn 300 ml, chia 2 lần và uống trước bữa ăn. Uống khi nguội.

vicare.vn-dieu-tri-viem-mui-di-ung-bang-dong-y-body-2

Bài thuốc 3

Triệu chứng bị hắt hơi nhiều, ngứa mũi, chảy nước mũi nhiều, đau nhức mũi kèm theo các biểu hiện cơ thể mệt mỏi, cảm thấy không còn sức lực. Trong đông y gọi đây là viêm mũi dị ứng thể phế, tỳ khí hư.

Bài thuốc điều trị bệnh với đẳng sâm, kinh giới, rễ đinh lăng, ý dĩ, đậu ván, ké đầu ngựa mỗi thứ 12g; bạch chỉ, mã đề, bạc hà mỗi thứ 10g; ngũ vị tử 6g.

Cách dùng: Thuốc đem sắc cùng với 750 ml nước, sắc tới khi còn 300 ml, chia thành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.

Với những bài thuốc Đông y đơn giản trên đây, chắc chắn bệnh viêm mũi dị ứng của bạn sẽ được cải thiện. Chú ý nên phòng tránh bệnh cùng với việc vệ sinh mũi thường xuyên, bảo vệ mũi khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh. Đồng thời cần có chế độ ăn hợp lý, hạn chế uống rượu bia.

Xem thêm:

  • Viêm mũi dị ứng có gây dị tật cho thai nhi không?
  • Triệu chứng của viêm mũi dị ứng