Điều trị triệt để chuột rút bằng Đông y như thế nào để có hiệu quả lâu dài?
Chuột rút (miền Nam hay gọi là vọp bẻ) là tình trạng bệnh nhân bị co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Theo lý thuyết, mọi vùng cơ có thể bị chuột rút. Tuy nhiên, bệnh hay xảy ra ở phần bụng chân, cẳng tay, cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân, cơ bụng.
Điều trị triệt để chuột rút bằng Đông y như thế nào để có hiệu quả lâu dài?
Chuột rút bình thường nghỉ ngơi một lúc sẽ đỡ, nhưng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nếu người bị đang bơi dưới nước, khi đang lái xe, thậm chí có thể gây tai nạn tử vong.
Nguyên nhân của chuột rút?
Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chuột rút hiện vẫn chưa được biết rõ. Một số nguyên nhân dẫn đến người bệnh bị chứng này có thể là :
- Tập luyện thể dục thể thao hoặc vận động, lao động chân tay quá mức
- Làm việc ở 1 tư thế quá lâu. Ngủ nằm tư thế không đúng.
- Thiếu một số vi khoáng chất trong máu như kali, canxi, magiê. Khi nồng độ điện giải các chất này trong máu giảm thường xuyên xuất hiện những cơn co rút liên tục.
- Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước
- Phụ nữ có thai cũng thường xuyên xuất hiện chuột rút hơn
- Ngộ độc chì
- Chuột rút do thuốc như sử dụng một số thuốc: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, thuốc điều trị viêm loét dạ dày, giãn phế quản lâu ngày.
- Do bệnh nhân bị các bệnh : bệnh tuyến giáp, thiếu máu, tiểu đường, Parkinson, bệnh thận đang phải lọc máu, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới,...
Xử trí khi bị chuột rút
Khi bị chuột rút, người bệnh nên: Dừng vận động, cố gắng thư giãn, thả lỏng cơ thể. Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng các bắp cơ bị đau. Tốt nhất nên thoa dầu nóng lên vùng da của bắp thịt. Kết hợp uống nước trà nóng, nước trà gừng, nước đường, nước cam, nước chanh. Khi qua cơn đau có thể về nhà tắm nước ấm.
Nếu chuột rút ở cẳng chân, nên nằm, nhẹ nhàng vận động chân theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân về phía đầu gối.
Khi bị chuột rút ở bắp đùi, nên nhờ người kéo thẳng cẳng chân, một tay nâng cao gót chân, 1 tay ấn nhẹ đầu gối. Người bệnh cố gắng chịu đau 1 lúc sẽ hết cảm giác chuột rút.
Trường hợp chuột rút ở vùng mạng sườn, thả lỏng, hít sâu thở đều.
Đối với trường hợp thường xuyên bị chuột rút nên sử dụng kết hợp một số loại thuốc: vitamin E, thuốc giãn cơ,...
Nếu bạn thỉnh thoảng bị chuột rút thì không đáng ngại, nhưng nếu chuột rút xảy ra thường xuyên bạn cần đi khám để tìm nguyên nhân, từ đó tìm ra cách điều trị thích hợp nhất.
Điều trị chuột rút bằng Đông y
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút là do thiếu một số chất vi lượng như kali, canxi,magie, kẽm,... và một số vitamin khác do can thận suy yếu. Ngoài ra, can chủ cân, khi can ( gan ) suy yếu thì gân cốt cũng bị ảnh hưởng.
Bài thuốc Quế chi phòng khung thang là một phương thuốc cổ truyền đã được lưu truyền và sử dụng hàng ngàn năm nay, có tác dụng bồi bổ can thận dùng trong các trường hợp chân tay co quắp, đi lại khó khăn.
Cơ chế tác dụng của bài thuốc
- Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, có tác dụng bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.
- Cam thảo: Vị ngọt, tính bình, quy vào 12 kinh, có tác dụng bổ khí , ích huyết, giải độc, nhuận phế, dẫn thuốc vào 12 kinh.
- Đại táo: Vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng tâm an thần, bổ huyết chỉ huyết, dùng trong các trường hợp tiêu hóa kém, mệt mỏi, mất ngủ, đặc biệt rất tốt trong các trường hợp thiếu máu.
- Phòng phong: Có tác dụng trừ phong giải biểu, thắng thấp ngừng đau, ngừng co giật, trị ngoại cảm phong hàn, cổ cứng, khớp xương đau nhức, tứ chi co quắp, uốn ván,...
- Quế chi: Vị cay , ngọt, tính ấm, dùng điều trị cảm lạnh không có mồ hôi và tê thấp, chân tay đau buốt hay tê nhức, giảm đau cơ xương khớp, đặc biệt là các bệnh ở tay, chân. Vì quế chi ngoài tác dụng thông kinh hoạt lạc mạnh, còn giúp dẫn các thuốc đến tứ chi.
- Sinh khương: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, điều trị cảm mạo phong hàn, làm ấm vị, hóa đờm, chỉ ho, lợi niệu, trị đau ngang lưng do lạnh hoặc do thoái hóa đốt sống.
- Xuyên khung: Có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm co thắt, an thần, giảm huyết áp,...
Tuy nhiên, dù ở trong trường hợp nào, nếu muốn dùng thuốc người bệnh nên đi khám bác sỹ để được chỉ định phù hợp nhất. Tránh tình trạng sử dụng thuốc sai, không đúng liều dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Bài thuốc được bác sĩ Đông y bảo trợ chuyên môn
Huệ Phạm