Điều trị nấm móng theo phương pháp Tây y như thế nào để đạt hiệu quả?

Nấm móng là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhưng lại ít được quan tâm và điều trị đúng cách. Do vậy, muốn trị dứt điểm nấm móng cần kết hợp giữa phương pháp Tây y. Vì thế, bạn hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh để có những thông tin chính xác về cách điều trị nấm món theo phương pháp Tây y.

Điều trị nấm móng theo phương pháp Tây y như thế nào để đạt hiệu quả? Điều trị nấm móng theo phương pháp Tây y như thế nào để đạt hiệu quả?

Nấm móng là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến nhưng lại ít được quan tâm và điều trị đúng cách. Bệnh nấm móng thường gặp nhất ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc các chất độc hại. Do vậy, muốn trị dứt điểm nấm móng cần kết hợp giữa phương pháp Tây y và các lưu ý khi điều trị, đây là điều kiện cần và đủ để bạn nhanh chóng tống khứ nấm móng khỏi cơ thể. Vì thế, bạn hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh để có những thông tin chính xác về cách điều trị nấm món theo phương pháp Tây y.


Nguyên nhân nấm móng là gì?

Nấm móng là căn bệnh thường gặp vì thời tiết nóng ẩm ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Hơn nữa, với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay, kéo theo sự gia tăng việc con người tiếp xúc và làm việc với các hóa chất hay tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bệnh nấm móng chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh về móng, tuy không đặc biệt nguy hiểm nhưng diễn biến của bệnh khá phức tạp và dai dẳng, rất khó để điều trị. Bệnh nấm móng khởi phát do những nguyên nhân sau đây:

  • Do nấm mốc (Seopulariopsis, Hendersonula,...)
  • Do nấm hạt men (Candida albicans): Những tổn thương xuất phát từ phía trong mầm móng tiến ra ngoài bờ làm cho vùng quanh móng cũng bị sưng đỏ, mưng mủ và rất đau.
  • Do nấm sợi tơ (Dermatophytes): Bệnh bắt đầu tấn công từ ngoài bờ vào phía trong mầm móng và thường là không có biểu hiện viêm vùng quanh móng.
  • Ngoài ra, nấm móng còn do tiếp xúc với nước bẩn thường xuyên, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bệnh nấm móng thường xuất hiện ở những người có thói quen mang giày chật, có những chấn thương ở vùng móng, những người làm việc tiếp xúc với nước thường xuyên, người ra mồ hôi, người có tiền căn nấm tay chân, nấm bẹn, thiếu máu, tiểu đường,...

Đặc biệt, bệnh nấm móng có thể lây truyền từ người này sang người khác vì nấm có thể sống được trong môi trường ẩm ướt, nhất là ở đất. Vì thế, những người thường đi chân đất sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

vicare.vn-dieu-tri-nam-mong-theo-phuong-phap-tay-y-nhu-the-nao-de-dat-hieu-qua-body-1

Điều trị nấm móng theo Tây y

Dùng thuốc bôi tại chỗ. Nếu bệnh nhân chỉ có từ một đến hai tổn thương thì chỉ cần dùng các loại thuốc bôi chống nấm tại chỗ đơn cử như dung dịch salicylic acid 5%, castellani, hoặc các loại thuốc bôi dạng kem hay Terbinafine, Itraconazole, Fluconazole, Clotrimazole, pommade Ketoconazole...

  • Cách bôi: cạo sạch vùng da bị tổn thương móng, dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm rửa sơ qua, hong khô móng bằng máy sấy, sau đó bôi các loại thuốc này lên vùng móng bị nấm và các khu vực xung quanh. Ngày bôi 2 - 3 lần, tối thiểu trong 3 tháng, bôi đứt quãng sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
  • Dùng thuốc uống: Các loại thuốc uống trị nấm móng bạn có thể tham khảo, bao gồm: Itraconazole, Terbinafine, Clotrimazole,... các loại này có tác dụng trên hầu hết nấm móng. Liều lượng sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ, thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 - 6 tháng tùy mức độ nặng nhẹ, có trường hợp phải điều trị liên tục trong một năm.

vicare.vn-cach-dieu-tri-nam-mong-theo-phuong-phap-tay-y-body-2

Những lưu ý khi bị nấm móng

  • Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng là lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất người bị nấm móng cần tuân thủ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở ngoài về bôi uống nếu không muốn bệnh diễn biến nặng và có biến chứng nghiêm trọng.
  • Hạn chế ngâm móng quá lâu dưới nước vì móng sẽ càng dễ bị ẩm và mủn hơn.
  • Dùng dụng cụ bảo hộ lao động (bao tay chống thấm nước, ủng): khi buộc phải làm trong môi trường chứa nước bẩn, hóa chất độc hại,người nội trợ, nhân viên làm việc tại nhà hàng... Việc làm này sẽ làm giảm thiểu khả năng xâm nhập của vi nấm gây bệnh.
  • Lựa chọn loại tất đi chân phù hợp: dùng loại tất có chất liệu từ sợi tổng hợp, thoáng mát sẽ giúp bạn giữ cho chân và tay luôn được khô ráo, thay và làm vệ sinh tất thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội làm tổ bên trong tất.
  • Không sơn, tô, vẽ móng chân, tay bị bệnh. Cắt, tỉa móng chân tay gọn gàng thường xuyên, không dùng chung đồ cắt, tỉa móng tay.
  • Ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất giúp da móng chân, tay khỏe mạnh và tổn thương mau lành hơn.
  • Nếu móng bị nấm quá nặng thì nên tiến hành phẫu thuật để loại bỏ móng cũ, móng mới sẽ mọc dần lên và thay thế vị trí này.

Hằng Hoàng