Điều trị cảm lạnh thông thường không cần thuốc
Cảm lạnh là loại bệnh thường gặp và gây khó chịu cho bệnh nhân với các triệu chứng ho, sốt, nhức đầu,.... Có hơn 200 virus cảm lạnh khác nhau và cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm.
Điều trị cảm lạnh thông thường không cần thuốc
Cảm lạnh là loại bệnh thường gặp và gây khó chịu cho bệnh nhân với các triệu chứng nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, sốt, ho hoặc hắt hơi và tay chân nhức mỏi. Có hơn 200 virus cảm lạnh khác nhau và cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc trị . Tuy nhiên, đa số trường hợp cảm lạnh đều được giải quyết nhờ cơ chế miễn dịch của cơ thể. Do vậy, các loại thuốc được cung cấp và chỉ định bởi bác sĩ chủ yếu hỗ trợ giảm các tình trạng khó chịu của người bệnh trong giai đoạn cơ thể hình thành hệ miễn dịch và kháng thể đẩy lùi virus bên trong.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để chọn hướng điều trị phù hợp
Cảm lạnh là một căn bệnh về đường hô hấp nhẹ hơn cảm cúm. Tuy nhiên hai loại bệnh này lại có các triệu chứng giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn.
Với cảm cúm, các biểu hiện của bệnh khá nặng so với cảm lạnh và diễn tiến nhanh. Virus cảm cúm đi vào cơ thể qua các màng nhầy ở mũi, mắt và miệng. Các triệu chứng khó chịu này sẽ bớt trong vòng từ 2 đến 5 ngày nhưng có nhiều biến chứng thường gặp kèm theo nếu bệnh kéo dài như viêm phổi.
Trong khi đó mặc dù có cùng cách thức lây nhiễm như virus cảm cúm, nhưng dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh thường là đau họng và có thể biến mất sau 1-2 ngày. Sau đó vào ngày thứ 4-5 của bệnh sẽ xuất hiện thêm hiện tượng chảy nước mũi, tắc mũi và ho. Cảm lạnh thường kéo dài trong vòng một tuần, nếu không thấy sức khỏe cải thiện sau một tuần thì bạn cần đi khám bác sĩ và uống thuốc kháng sinh theo chỉ định do nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn thay vì virus cảm lạnh.
Các trường hợp cần thăm khám nhanh chóng
Nếu có triệu chứng bị sốt liên tục, thì đây có thể là dấu hiệu của một loại bệnh viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy đau khi nuốt thì tình trạng bệnh đã chuyển sang vấn đề viêm họng hoặc viêm họng xuất tiết.
Cảm lạnh có thể gây các biến chứng viêm tiểu phế quản hoặc viêm xoang nếu như các triệu chứng như ho liên tục, bị đau đầu và tắc mũi kéo dài không khỏi.
Trong một số trường hợp nặng cần nhập viện sớm nếu xuất hiện triệu chứng đau ngực, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt và liên tục nôn mửa. Đối với trẻ nhỏ, bệnh trở nặng hơn khi có biểu hiện khó thở, thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước hoặc không tương tác với bố mẹ bình thường, trở nên quấy khóc, khó chịu, sốt kèm theo nổi ban.
điều trị cảm lạnh thế nào là hiệu quả?
Thông thường các triệu chứng cảm lạnh chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Trong thời gian này, bệnh nhân nên uống đủ nước, cung cấp điện giải cho cơ thể. Bệnh nhân cũng có thể dùng các loại thảo dược dân gian để điều trị giảm ho hiệu quả như bạc hà, gừng, tần hoặc tràm, mật ong và chanh, quất.
Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung vitamin C để hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách ăn nhiều loại trái cây như cam, bưởi, chanh hoặc ăn các loại rau cải có màu xanh đậm.
Cần chú ý nghỉ ngơi đầy đù và súc miệng bằng nước muối, tránh uống đá hoặc nước lạnh. Tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc canh nóng.
Nếu sau 5-7 ngày áp dụng các phương pháp trị cảm lạnh trên nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đến khám tại bệnh việc để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, giảm ho hoặc thuốc thông dụng như Panadol. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cần tham khảo ý kiến và uống theo sự chỉ định của bác sĩ.