Địa chỉ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai ở đâu?
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chính thức đi vào hoạt động từ năm 1986, là Bệnh viện chuyên khoa Nhi hạng II, có quy mô 740 giường bệnh nội trú, với 20 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 9 phòng chức năng. Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang từng bước chuẩn hóa để trở thành bệnh viện hạng nhất và phấn đấu đạt Huân chương Lao động hạng Nhì.
Địa chỉ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai ở đâu?
Thông tin bạn cần biết về Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai
Địa chỉ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai: Hẻm 528 Xa lộ Hà Nội, Khu Phố 5, tp. Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam
Điện thoại: +84 251 3891 483
Với đội ngũ bác sĩ có trình độ cao gồm 2 tiến sĩ, 6 thạc sĩ, 39 bác sĩ chuyên khoa I, II...bệnh viện vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ.
Cùng với xây dựng đội ngũ, bệnh viện đầu tư nhiều máy móc hiện đại như máy CT Scanner 6 lát cắt, máy nội soi đường tiêu hóa, nội soi khí quản, máy lọc máu liên tục, nhiều máy monitor theo dõi bệnh nhân, máy thở áp lực dương liên tục (NCPAP), X-quang di động, máy giúp thở cho những bệnh nhân Tay Chân Miệng nặng, đặc biệt là máy siêu âm màu 3 chiều có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và quản lý tốt bệnh nhân tim bẩm sinh, đánh giá chức năng tim trước và sau khi phẫu thuật, ...
Hướng dẫn thủ tục thăm khám tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai
Bước 1: Bệnh nhân đến bàn tiếp đón
Điều dưỡng viên tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các thủ tục cần thiết:
- Phô tô thẻ bảo hiểm y tế, Giấy khai sinh, Giấy chuyển viện tuyến dưới (nếu vượt tuyến).
- Phân loại đối tượng hưởng BHYT, phân loại bệnh đến khám chữa bệnh tại các phòng khám theo từng chuyên khoa.
- Phát số thứ tự đăng ký khám bệnh và số thứ tự đợi vào phòng khám cho bệnh nhân.
Bước 2: Đăng ký khám bệnh tại tổ VP C001:
- Bệnh nhân là trẻ em có BHYT trên 6 tuổi.
- Bệnh nhân không có thẻ BHYT.
Đăng ký khám bệnh tại tổ VP C028:
- Bệnh nhân là trẻ em có BHYT hoặc giấy khai sinh từ dưới 6 tuổi.
Ghi chú: Đối với bệnh nhân khám chữa bệnh có hưởng BHYT, tổ VP sẽ giữ thẻ BHYT hoặc giấy khai sinh bản gốc và bản photo.
Bước 3: Bệnh nhân vào phòng khám theo số thứ tự:
- Nếu bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm, cận lâm sàng: xem bước (4).
- Nếu bệnh nhân không có chỉ định làm các xét nghiệm, cận lâm sàng: chuyển sang bước (5).
Bước 4: Trường hợp bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, cận lâm sàng
- Bệnh nhân đóng tiền hoặc đóng mộc hưởng BHYT tại tổ VP B002 .
- Thực hiện CLS và đợi lấy kết quả để quay lại phòng khám ban đầu ở bước (3).
Bước 5: Bác sĩ chẩn đoán bệnh, thông báo kết quả cho bệnh nhân, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp:
- Nhập viện/Chuyển viện: xem bước (6)
- Hoặc điều trị ngoại trú: chuyển sang bước (7)
Bước 6: Trường hợp chỉ định nhập viện/chuyển viện:
- Nếu chuyển viện: thực hiện theo Quy trình người bệnh chuyển viện.
- Nếu chỉ định nhập viện: hướng dẫn bệnh nhân các thủ tục nhập viện.
Bước 7: Trường hợp chỉ định điều trị ngoại trú:
Bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn bệnh nhân về nhà điều trị và hẹn tái khám khi cần thiết:
- Nếu bệnh nhân không hưởng BHYT: đóng mộc “Con ốm mẹ nghỉ” (nếu có) tại phòng C016 và ra về (7a).
- Nếu bệnh nhân hưởng BHYT <100%: xem bước (7b).
- Nếu bệnh nhân được hưởng BHYT 100%: chuyển sang bước (7c)
7b) Đóng thêm phần tiền chênh lệch:
Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT trên 6 tuổi, đồng chi trả viện phí, bệnh nhân đến tổ VP (C001, C028) đóng thêm phần tiền chênh lệch trước khi nhận thuốc.
(7c) Lãnh thuốc:
- Nhân viên quầy thuốc giao thuốc và hướng dẫn cho bệnh nhân liều lượng, cách sử dụng thuốc theo toa bác sĩ chỉ định.
Ghi chú:
- Trong giờ hành chính: lấy thuốc tại quầy thuốc C022
- Sau giờ hành chính: lấy thuốc tại phòng trực B001-khoa Dược
Bước 8: Nhận lại thẻ BHYT:
Sau khi nhận thuốc, bệnh nhân đến tổ VP ban đầu để nhận lại thẻ BHYT bản gốc (có ký nhận vào sổ).
Xem thêm:
- Địa chỉ Bệnh viện Thu Cúc Thuỵ Khuê
- Giới thiệu về bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Bỏng Trung ương ở đâu?