Đi tiểu đau rát là bệnh gì?

Tiểu rát là tình trạng khá phổ biến hiện nay, mỗi khi tiểu tiện, người bệnh cảm thấy đau rát đôi khi giống như vết thương bị sát muối vào. Tuy nhiên, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau, tình trạng tiểu rát có thể nặng hay nhẹ. Vậy đi tiểu đau rát là biểu hiện của bệnh gì? HoiBenh mời các bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Đi tiểu đau rát là bệnh gì? Đi tiểu đau rát là bệnh gì?

Tiểu đau rát là tình trạng khá phổ biến hiện nay, mỗi khi tiểu tiện, người bệnh cảm thấy đau rát đôi khi giống như vết thương bị sát muối vào. Tuy nhiên, tùy vào mỗi trường hợp khác nhau, tình trạng tiểu rát có thể nặng hay nhẹ. Vậy đi tiểu đau rát là biểu hiện của bệnh gì? HoiBenh mời các bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

1. Tiểu đau rát là bệnh gì?

Tiểu đau rát là tình trạng sức khỏe đường tiết niệu thường hay đi kèm với nhau và có mối liên quan chặt chẽ với nhau, có một số lý do chung gây ra cả hai tình trạng này và cũng có những lý do riêng biệt của từng hiện tượng. Chứng bệnh này dù không nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều sự khó chịu, phiền toái và nhiều khi đau đớn trong quá trình sinh hoạt và làm việc.

Gặp phải tình trạng tiểu rát hoàn toàn không dễ chịu, có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý. Tiểu rát có thể gặp ở cả nam và nữ, làm ảnh hưởng tâm lý, sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh.

vicare.vn-di-tieu-dau-rat-la-benh-gi-body-1

Tiểu rát xuất hiện khi lớp niêm mạc ở niệu đạo bị tổn thương, cùng với lượng kali, muối, axit trong nước tiểu tăng lên. Khi nước đi qua ống tiểu đã tổn thương sẽ gây ra cảm giác nóng rát. Chứng tiểu rát là biểu hiện của một số bệnh như:

Viêm niệu đạo

Nếu là do viêm nhiễm khuẩn niệu đạo thì bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ cảm giác đau buốt, nóng rát thậm chí còn thấy có cả mủ khi đi tiểu tiện. Tình trạng này tiếp diễn sẽ làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.

Viêm bàng quang

Khi người bệnh nhiễm khuẩn ở bàng quang sẽ cảm thấy thường xuyên buồn tiểu, tiểu không hết chỉ ra được vài giọt hoặc nước tiểu rất ít, tiểu xong không thấy thoải mái, tiểu buốt kèm theo tiểu rát gây cảm giác đau xương mu và khó chịu rất nhiều.

Viêm tuyến tiền liệt

Các triệu chứng như tiểu lắt nhắt nhiều lần, đi tiểu không thành dòng mà nhỏ giọt xuống dưới ngón chân, đau rát khi đi tiểu là triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt là bộ phận đặc thù của nam giới đảm nhiệm chức năng dẫn và sản xuất tinh dịch để tinh trùng tồn tại. Tuyến tiền liệt rất nhạy cảm vì vậy rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và dễ gặp hơn ở nam giới tuổi trung niên.

Viêm thận - viêm bể thận cấp

Bệnh nhân có chứng tiểu đau rát có thể do đã bị nhiễm khuẩn ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu gây ra. Bệnh nhân có triệu chứng này cần điều trị gấp không rất dễ dẫn tới hiện tượng suy thận, trường hợp nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong.

Hiện tượng đi tiểu đau rát không nên coi thường, các bạn nên đi khám sớm để biết tình trạng bệnh. Tránh tình trạng ủ bệnh quá lâu viêm nhiễm biến chứng gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác, lúc đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Không kịp thời hỗ trợ điều trị bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, bí tiểu, viêm mào tinh hoàn, hoại tử hoặc vôi hóa tuyến tiền liệt, vô sinh,...

vicare.vn-di-tieu-dau-rat-la-benh-gi-body-2

2. Các nguyên nhân gây ra tiểu rát

Đối với phụ nữ

Đường niệu đạo ở phụ nữ vốn rất ngắn, vì vậy phụ nữ thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập (chủ yếu là vi khuẩn E.Coli) tới bàng quang qua đường niệu đạo. Sự ma sát, kích thích trong quá trình giao hợp, tác dụng của thuốc ngừa thai, các chất thải trong tử cung...dễ tạo cơ hội cho âm hộ bị viêm nhiễm.

Đối với nam giới

Ở nam giới đường ống dẫn tiểu dài hơn nhiều so với phụ nữ, nên khi giao hợp sẽ dễ bị nhiễm trùng khiến người bệnh đi tiểu thấy rát, buốt và có thể có mủ chảy ra. Vì vậy, tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang ở nam giới cũng dễ bị viêm và có thể lây lan sang niệu đạo. Ngoài ra việc thông niệu đạo bằng dụng cụ y tế cũng có thể gây viêm.

3. Phương pháp chuẩn đoán và điều trị chứng tiểu rát

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục, yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, đôi khi xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra.

Điều trị

Đối với nữ: Nếu tìm được vi trùng trong nước tiểu khi đó được chỉ định sử dụng các kháng sinh liều cao trong vài ngày cho tới khi khỏi hẳn. Ngoài ra có thể khám phụ khoa, làm các xét nghiệm về ống tiểu để xem có bị một số bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, u trong niệu đạo hoặc âm hộ có bị tổn thương không. Đặc biệt phụ nữ mang thai cần được chữa trị cẩn thận.

Đối với nam giới: Việc điều trị chứng viêm niệu đạo ở đàn ông cần phải dùng thuốc kháng sinh, mức độ và liều lượng thuốc phù hợp với tùy từng căn bệnh như: bệnh viêm niệu đạo mãn tính, chứng viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang...

Nếu bị viêm âm hộ và niệu đạo cần phải đưa cả người chồng của mình đi chữa để không bị lây lại.

Nếu đau vùng chậu, người run, sốt cao, cần phải được cấp cứu ngay vì đó là triệu chứng của bệnh viêm thận cấp tính.

Trường hợp bị tái phát ở phụ nữ chứng tỏ niệu đạo dễ bị nhiễm trùng cần đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra niệu đạo, chú ý giữ gìn bộ phận sinh dục.

4. Phòng tránh chứng tiểu đau rát

Cả nam và nữ giới đều rất dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu do không giữ vệ sinh đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn... Vì vậy khi có triệu chứng tiểu rát cần đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị bệnh tránh tình trạng bệnh lan lên thận gây chứng suy thận.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể, có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp lợi tiểu và tăng lượng nước tiểu giúp đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.

vicare.vn-di-tieu-dau-rat-la-benh-gi-body-3

Vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục

Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Đồng thời làm việc và sinh họat khoa học, giảm căng thẳng và stress, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng tiểu rát mà HoiBenh muốn cung cấp tới bạn đọc, hi vọng các bạn đã biết nguyên nhân, cách điều trị và phòng chứng tiểu đau rát, đặc biệt là biết được chứng tiểu đau rát là biểu hiện của bệnh nào. Hãy thường xuyên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe bản thân.

Xem thêm:

  • Đi tiểu buốt và đau bụng dưới có bị sao không?
  • Tiểu buốt có mủ là dấu hiệu của bệnh gì?