Đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không?
Một trong những nhương pháp nhanh nhất để kiểm tra xem bạn có đang bị nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV hay không – đó là đi xét nghiệm HIV (xét nghiệm máu). Trong một số loại xét nghiệm máu có yêu cầu bệnh nhân phải nhịn đói. Vậy đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không?
Đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không?
Một trong những nhương pháp nhanh nhất để kiểm tra xem bạn có đang bị nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV hay không – đó là đi xét nghiệm HIV (xét nghiệm máu). Trong một số loại xét nghiệm máu có yêu cầu bệnh nhân phải nhịn đói. Vậy đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không? Đây là thắc mắc của khá nhiều người, và hãy cùng HoiBenh đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Bệnh HIV là gì?
HIV là tên viết tắt của một loại virus Human Immunodeficiency Virus có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể người một cách nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh HIV tức là người đang mắc hội chứng suy giảm miễn dịch. Trong một thời gian tiến triển, bệnh sẽ tiến đến giai đoạn AIDS, coi như là một giấy báo tử cho bất kỳ ai mang trong người loại virus này.
Bản thân người bệnh không chết vì virus và nó cũng chẳng làm gì khác ngoài việc rút cạn hệ miễn dịch ở người. Vì vậy, người bệnh tử vong là do trong cơ thể không còn hệ miễn dịch, từ đó dễ dàng mắc những căn bệnh đơn giản nhưng lại vô phương cứu chữa như tiêu chảy, sốt...
Trên thực tế có hai chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV-2 (bắt nguồn từ một loài khỉ nhỏ ở châu Phi có tên Sooty Mangabey). Hai chủng HIV này hoàn toàn có đặc điểm riêng biệt nhưng HIV-1 là điều mà chúng ta cần quan tâm:
- HIV-1 có khả năng lây truyền cao và phạm vi lây lan tính trên mức toàn cầu.
- Tiêm chích ma túy là hành động có nguy cơ cao nhất trong việc khiến lây nhiễm HIV. Nguyên nhân là do trong bơm kim tiêm có chứa máu (tươi, khô) có nhiễm virus HIV-1 dương tính.
- Bệnh HIV có tể được điều trị nhằm kéo dài năm sống cho người bệnh bằng thuốc kháng Retrovirus (ARV) trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005) ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.
- Nếu không điều trị bằng kháng Retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm.
Bệnh HIV có 3 giai đoạn:
- Bệnh HIV giai đoạn đầu: Hay còn được gọi là giai đoạn cửa sổ kéo dài từ 3 – 6 tháng sau khi thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm.
- Giai đoạn 2: Được gọi là giai đoạn HIV không triệu chứng (giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng)
- Giai đoạn 3: Được gọi là bệnh HIV giai đoạn cuối.
Đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không?
Theo bác sĩ Đặng Ngọc Ánh- Trung tâm Medic TP.HCM chia sẻ:
“Có một số loại xét nghiệm và không nhất thiết là xét nghiệm máu cần yêu cầu bệnh nhân nhịn đói. Vì sao vậy? Lý do là vì sau khi ăn thì một số chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành những yếu tố làm biến đổi kết quả gốc trong việc xét nghiệm, điển hình là lượng đường glucose khi biến đổi năng lượng nuôi cơ thể sẽ làm lượng mỡ trong máu tăng lên rất cao, kết quả thu được sẽ không chính xác.
Một số loại xét nghiệm điển hình như
- Xét nghiệm bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường),
- Xét nghiệm bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL...)
- Xét nghiệm bệnh về gan mật.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một số loại xét nghiệm mà kết quả không bị thay đổi dù bệnh nhân có no hay đói. Tức là bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước 4 – 8 – 12 hay 1 ngày trước khi xét nghiệm. Điển hình như xét nghiệm HIV không cần nhịn ăn. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không?” mà nhiều người hay thắc mắc gần đây.
Ngoài ra còn có một số loại xét nghiệm khác cũng không cần nhịn ăn như xét nghiệm suy thận, xét nghiệm cường giáp, xét nghiệm Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)... và khoảng gần 300 loại xét nghiệm khác.
Có một số điều mà những người đi xét nghiệm cần luôn nhớ và tuân thủ:
- Không hút thuốc lá. Dù có nhịn đói hay không cũng không được hút thuốc lá.
- Người sắp phải thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật dạ dày thì cần phải nhịn đói từ 6 – 8 tiếng là tốt nhất.”
Theo chia sẻ trên của bác sĩ Ánh, chúng ta biết được rằng đối với xét nghiệm HIV, người bệnh không cần nhịn ăn trước xét nghiệm mà vẫn có kết quả chẩn đoán chính xác. Điều quan trọng để khẳng định người bệnh có nhiễm HIV hay không là cần xét nghiệm đúng thời điểm.
Lần đầu cần thực hiện xét nghiệm sau 3 tháng kể từ sau khi thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm. Sau lần xét nghiệm thứ nhất 3 tháng, tức 6 tháng sau khi thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm sẽ thực hiện xét nghiệm lần 2 để biết chính xác tình trạng lây nhiễm HIV. Trong thời gian này, không được thực hiện bất cứ hành vi nguy cơ nào thì kết quả xét nghiệm mới có giá trị.
Những đối tượng nào cần làm xét nghiệm HIV?
Một số đối tượng nhất thiết cần thực hiện xét nghiệm HIV để đảm bảo cho chính minh và những người xung quanh, bao gồm:
– Vợ hoặc chồng nghi ngờ bị nhiễm HIV.
– Người từng quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dụng không an toàn, quan hệ tình dục với gái mại dâm...
– Trẻ em có cha hoặc mẹ bị nhiễm HIV.
– Các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm bệnh như bác sĩ, công an, ngành nghề dịch vụ tiếp xúc với máu... nên xét nghiệm HIV định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm
Hãy luôn nhớ rằng HIV là bệnh lý nguy hiểm và vẫn chưa có thuốc chữa khỏi, đồng thời có khả năng lây lan cao. Người bệnh chỉ có thể kéo dài sự sống nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy hãy tránh xa căn bệnh này. Đi làm xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là “Không!” nên bạn hãy yên tâm ăn no đủ trước khi đi xét nghiệm HIV nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.