"Đèn đỏ" kéo dài tiềm ẩn những nguy hiểm nào?
Rong kinh là tình trạng chu kỳ "đèn đỏ" của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml. Nếu việc rong kinh kéo dài quá tần suất cho phép bạn nên tìm hiểu để nhận biết rõ tình trạng bệnh của bản thân.
"Đèn đỏ" kéo dài tiềm ẩn những nguy hiểm nào?
Kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bạn gái thường không đều và hiện tượng rong kinh ở giai đoạn này không mấy lo ngại. Tuy nhiên, sau khi hệ sinh sản của các bạn gái đã hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hàng tháng trong khoảng từ 3 - 4 ngày và lượng máu mất trong mỗi chu kỳ chỉ khoảng 50 - 70ml. Lúc này, nếu bạn vẫn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn và tình trạng rong kinh kéo dài, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của bạn.
Rong kinh là tình trạng chu kỳ "đèn đỏ" của bạn kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml. Tình trạng này có thể là do rong kinh cơ năng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý nguy hiểm của hệ sinh sản.
Vì thế, nếu bạn thường xuyên có chu kỳ "đèn đỏ" kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 80ml hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin dưới đây để chăm sóc và điều trị tốt nhất cho tình trạng rong kinh của bạn nhé!
Hiểu rõ hơn về tình trạng rong kinh trong ngày đèn đỏ
Nguyên nhân gây rong kinh: Bạn có thể bị rong kinh cơ năng ( là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày mà không do những tổn thương đang có ở tử cung hoặc buồng trứng) nhưng đó cũng có thể là hiện tượng rong kinh thực thể (là tình trạng rong kinh do có tổn thương ở tử cung hay buồng trứng, như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang...). Nguyên nhân của tình trạng rong kinh được phân loại cụ thể như sau:
- Rong kinh cơ năng có hai loại nguyên nhân chính:
+ Rối loạn đông máu: Chủ yếu là bệnh huyết sinh (hemogenia), biểu hiện bằng thời gian chảy máu kéo dài và rong kinh ngay từ kỳ hành kinh đầu tiên.
+ Rối loạn nội tiết: Chủ yếu là tình trạng không phóng noãn, nguyên nhân khá phức tạp, có thể do vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng.
- Rong kinh thực thể do những nguyên nhân sau:
+ Là biểu hiện có 1 số bệnh phụ khoa như: viêm bộ phận sinh dục, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung...
Dấu hiệu của tình trạng rong kinh: dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng này là kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu đã mất sẽ nhiều hơn 80ml. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng về việc lượng máu chảy nhiều hơn, có thể xuất hiện các cục máu đông trong kỳ "đèn đỏ". Đồng thời bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng thiếu máu rõ hơn như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, xanh xao, yếu cơ, và khó thở...
Cách chuẩn đoán tình trạng rong kinh: Để biết chắc chắn tình trạng rong kinh của bạn là cơ năng hay thực thể, bạn cần tiến hành các xét nghiệm và thăm khám sau:
- Xét nghiệm công thức máu;
- Xét nghiệm Pap;
- Sinh thiết nội mạc tử cung;
- Siêu âm;
- Chụp tử cung vòi trứng;
- Nội soi buồng tử cung.
Rong kinh ngày càng phổ biến, khiến chị em có phần lơ là, cho rằng nó không nguy hiểm. Trên thực tế, rong kinh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng vì kể cả khi nó chỉ là rong kinh cơ năng, nó cũng làm cho cơ thể bạn thiếu máu do thiếu chất sắt.
Về lâu về dài, rong kinh không được điều trị sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là cho những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Với rong kinh thực thể, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế, chị em đừng coi thường khi bị rong kinh, hãy thăm khám sớm để được điều trị đúng cách và đạt hiệu quả sớm.
>>> Xem thêm: Bệnh rong kinh có nguy hiểm không
Điều trị rong kinh tạm thời và hiệu quả bằng thuốc
Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): các loại thuốc này có thể giúp cơ thể giảm tổng hợp prostaglandin, chất có liên quan đến co thắt và xuất huyết tử cung vì thế có thể giảm 20-49% lượng máu mất để tình trạng rong kinh diễn ra nhẹ nhàng hơn cho đến khi giảm hẳn.
Tuy nhiên, bạn không nên tự tiện dùng thuốc vì chúng có thể có tác dụng phụ cho dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, dạ dày hoặc loét dạ dày... Phụ nữ bị rối loạn thận hoặc gan hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu cần cho bác sỹ biết tình trạng bệnh trước khi bác sỹ kê sử dụng thuốc NSAIDs.
Sử dụng thuốc bổ sung sắt: Với những người bị rong kinh thì việc bổ sung sắt là việc không thể không làm để ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu. Bạn có thể bổ sung sắt bằng dạng viên nén 1 lần mỗi ngày sau bữa ăn để tránh táo bón. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể như thịt bò, rau bina, ngũ cốc, các loại sò, hạt bí....
Thuốc có tác dụng cầm máu axit tranexamic: đây là thuốc được dùng được sử dụng rộng rãi để điều trị các rối loạn xuất huyết, trong đó có rong kinh. Tranexamic Acid kích thích sự hình thành các cục máu đông, do đó làm giảm sự chảy máu quá mức gây ra bởi chứng rong kinh.
Bạn không nên tự tiện mua thuốc uống vì nó có nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng hoặc đau cơ... Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cần thông báo với bác sỹ trước khi uống các loại thuốc cầm máu này.
Dùng thuốc tránh thai hằng ngày: thuốc tránh thai có thể điều trị rong kinh vì chúng hoạt động theo cơ chế ức chế các hormone FSH ở tuyến yên để ngăn sự rụng trứng. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ để sử dụng hiệu quả nhất phương pháp này nhé!
Nguồn: Khám Phá