Để biết khung xương chậu hẹp hay rộng, mẹ bầu cần biết thông tin này

Vấn đề xác định độ rộng hẹp của khung chậu luôn làm cho mẹ bầu lo lắng. Bởi để biết chính xác, bác sĩ thường dùng đến phương pháp chụp X – quang đo xương chậu. Việc xác định khung xương chậu để làm gì, xác định nó như thế nào là các vấn đề được nhiều thai phụ mong muốn được giải đáp. Vì vậy để hiểu rõ hơn

Để biết khung xương chậu hẹp hay rộng, mẹ bầu cần biết thông tin này Để biết khung xương chậu hẹp hay rộng, mẹ bầu cần biết thông tin này

, chị em có thể tham khảo thông qua những thông tin chia sẻ từ bài viết bên dưới.

Mục đính của việc xác định khung xương chậu hẹp hay rộng

Thông thường việc xác định khung chậu rộng hay hẹp là để bác sĩ có thể kiểm tra xem mẹ bầu có khả năng sinh bé ngã âm đạo được hay không.

Trường hợp khung xương chậu hẹp:

+ Những mẹ bầu có khung xương chậu hẹp thường sinh khó. Tình trạng này làm cho cấu trúc xương chậu không đủ rộng để thai nhi có thể lọt qua, gây khó khăn trong việc sinh nở.

+ Có 3 dạng hẹp khung xương chậu phổ biến:

(1) Hẹp eo trên

(2) Hẹp eo giữa

(3) Hẹp eo dưới

Cho dù hẹp khung xương chậu ở trường hợp nào cũng sẽ làm cho mẹ bầu khó khăn trong công tác sinh nở. Theo các bác sĩ Sản khoa, nếu các chị em bị hẹp khung xương chậu khi đầu thai dừng ở eo trên, toàn bộ lực co tử cung sẽ tác động trực tiếp lên phần màng ối che trên tử cung và thường gây vỡ ối sớm.

Hiện tượng khung xương chậu hẹp dễ làm cho đầu thai biến dạng nếu mẹ sinh thường, ngôi lọt bất xứng, khiến quá trình chuyển dạ ở mẹ bầu kéo dài, gây bất thường cơn co tử cung, thậm chí có khả năng tử cung bị vỡ.

vicare.vn-de-biet-khung-xuong-chau-hep-hay-rong-me-bau-can-biet-thong-tin-nay-body-1

Vậy làm sao để xác định độ hẹp rộng của khung xương chậu?

Hiện nay để xác định được mức độ rộng hẹp của khung xương chậu, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện chụp X – quang.

Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà – Khoa khám bệnh Bệnh viện Từ Dũ, giải đáp thắc mắc của mẹ bầu trên chuyên mục “Hỏi và đáp” của Bệnh viện Từ Dũ như sau: “Chụp X – quang ở sản phụ chỉ định khi mẹ bầu mang thai ở tuần thứ 38, ước tính cân nặng của thai nhi to (>3500g), con so ngôi mông, thai thuận + sẹo mổ lấy thai cũ không phải do khung chậu hẹp hay giới hạn, khám trên lâm sàng nghi ngờ khung chậu hẹp hay giới hạn.

Bác sĩ cũng cho biết thêm tia X là 1 dạng bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đoán, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai. Theo Viện nghiên cứu hạt nhân Canada cho thấy liều bức xạ dùng trong chẩn đoán y khoa hầu như không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, việc chỉ định chụp X quang cũng hạn chế đối với thai phụ, chỉ sử dụng khi cần thiết mà thôi.

vicare.vn-de-biet-khung-xuong-chau-hep-hay-rong-me-bau-can-biet-thong-tin-nay-body-2

Kinh nghiệm từ những mẹ bầu chụp X-quang xác định khung xương chậu

Có thể nói ngày nay việc xác định khung chậu hẹp hay rộng dựa vào việc chụp X-quang diễn ra khá phổ biến, đây là phương pháp mà các bác sĩ thường chỉ định cho thai phụ thực hiện nếu nghi ngờ có khung chậu hẹp.

Thế nhưng có nhiều chị em nghĩ rằng, việc mang thai nhưng lại tiếp xúc với tia X thì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của các bà mẹ trên diễn đàn webtretho:

Theo mẹ có nickname Kiến trên diễn đàn webtretho về trường hợp chụp X – quang để kiểm tra khung xương chậu của mình như sau: “Chụp xương chậu trước lúc sinh em bé để các bác sĩ có thể kiểm tra việc mẹ có khả năng sinh thường hay không, là chuyện rất bình thường. Mình cũng đã chụp như thế khi gần đến ngày sinh mà em bé vẫn không xoay đầu xuống đúng hướng sinh, kết quả xương chậu mình đủ rộng để em bé ra, bác sĩ cho mình sinh tự nhiên.

Còn mẹ Liti thì cho biết: Theo mình biết, từ tuần 25 trở đi X – Quang không còn nguy hiểm như thời kỳ đầu của thai kỳ. Với lại cũng còn tùy thuộc vào độ mạnh của X – quang nữa.

Trên 100mSv mới tính đến nguy hiểm và từ 200 – 250 mSv mới thật sự nguy hiểm. Vậy nên, trong lúc mang thai nếu là trường hợp cần thiết thì mẹ bầu vẫn phải thực hiện phương pháp này. Nếu bác sĩ đã chỉ định thì mẹ bầu cứ chụp, không sao cả nhé.