Dậy thì sớm là gì? Sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì?

Trong những năm gần đây, dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng mạnh ở trẻ em trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vậy thì dậy thì sớm là gì, có cần sàng lọc dậy thì sớm không và sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì? Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu ngay dưới bài viết sau.

Dậy thì sớm là gì? Sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì? Dậy thì sớm là gì? Sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì?

Trong những năm gần đây, dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng mạnh ở trẻ em trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vậy thì dậy thì sớm là gì, có cần sàng lọc dậy thì sớm không và sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì? Mời các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu ngay dưới bài viết sau.

1. Tìm hiểu về dậy thì sớm

Dậy thì sớm là gì?

Bác sỹ Trần Thu Thủy, hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: dậy thì sớm là hiện tượng dậy thì của con người khi khởi phát trước năm 8 tuổi ở bé gái và trước năm 9 tuổi ở bé trai. Hầu hết các trường hợp dậy thì sớm đều chỉ đơn giản là sự trưởng thành của bé diễn ra trước mốc thời hạn bình thường.

Theo Tiến sỹ Bùi Phương Thảo, phó trưởng khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền của bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết: trẻ em hiện nay, kể cả nam và nữ, đều có xu hướng dậy thì sớm và độ tuổi dậy thì cũng nhỏ hơn so với thời gian trước.

Những biểu hiện của dậy thì sớm

Dậy thì sớm xuất hiện ở bé gái nhiều gấp mười lần so với bé trai. Biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái cũng khá rõ rệt: ngực phát triển, phần mu bắt đầu mọc lông hoặc có lông nách, hình dạng cơ quan sinh dục ngoài có sự thay đổi và điển hình nhất là sự xuất hiện kinh nguyệt. Ở bé trai, dậy thì sớm cũng sẽ dẫn đến một số biểu hiện như: tinh hoàn và dương vật tăng kích thước, mọc lông mu/lông nách, nổi mụn trứng cá và bể giọng. Ngoài ra, chiều cao và cân nặng cũng đặc biệt tăng trưởng trong giai đoạn này ở cả 2 giới.

Trong suốt giai đoạn dậy thì, xương của cơ thể liên tục lớn, do đó, bé sẽ cao rất nhanh, nhưng lại kết thúc sớm hơn so với tuổi bình thường. Điều này cũng có nghĩa, trong thời gian đầu bé sẽ cao vọt lên so với bạn đồng trang lứa nhưng chỉ vài năm sau, hiện tượng này dừng lại và bé sẽ không cao hơn nữa.

vicare.vn-day-thi-som-la-gi-sang-loc-day-thi-som-la-kham-nhung-gi-body-1
Dậy thì sớm xuất hiện ở cả bé trai và gái

2. Tại sao cần phải sàng lọc dậy thì sớm? Sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì?

Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm

Dậy thì sớm cũng có khả năng đến từ những nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn có khả năng gây ra các biến đổi trên cơ thể của bé, điển hình là u nang buồng trứng, u não hay các bệnh tuyến giáp. Đối với bé gái từ 6 tuổi trở lên, những nguyên nhân này khá hiếm gặp, tuy nhiên vẫn được bác sỹ đề cập đến. Nguyên nhân phổ biến hơn gây ra dậy thì sớm ở đối tượng này thường là sự gia tăng của Estrogen đi vào cơ thể có trong các loại thức ăn hay đồ nhựa...

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng được xem là tiền đề cho hiện tượng dậy thì sớm của trẻ em là chế độ dinh dưỡng, môi trường và lối sống – sinh hoạt hàng ngày. Theo Tiến sỹ Thảo cảnh báo: trẻ thừa cân béo phì sẽ bị thúc đẩy quá trình dậy thì sớm. Hơn nữa, nếu trẻ tiếp cận quá sớm với thông tin trên Internet/mạng xã hội cũng có xu hướng trưởng thành sớm hơn bình thường.

vicare.vn-day-thi-som-la-gi-sang-loc-day-thi-som-la-kham-nhung-gi-body-2
Trong những năm gần đây, dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng mạnh ở trẻ em

Dậy thì sớm có hại không?

Theo thông tin từ Tiến sỹ Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: dậy thì sớm không chỉ đơn giản là hiện tượng trưởng thành sớm mà nó có thể gây ra cho bé nhiều hệ lụy phát triển sau này, bao gồm:

  • Chiều cao sẽ hạn chế: khi dậy thì sớm, đầu xương sẽ đóng sớm hơn và vì thế thời gian phát triển chiều cao cũng sẽ ngắn hơn so với tuổi thực. Ngoài ra, dậy thì sớm cũng gây ảnh hưởng đến các yếu tố tăng trưởng chiều cao như canxi, hormone...
  • Tâm lý và hành vi của bé trở nên tiêu cực: khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể của bé sẽ có những biến đổi nhất định và điều này khiến bé trở nên khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa. Từ đó, bé sẽ sinh ra tâm lý mặc cảm, căng thẳng và tự ti. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, bị bạn bè trêu chọc sẽ khiến bé xấu hổ, buồn chán, tự kỷ...
  • Nhiều nguy cơ bệnh tật: từ những tiêu cực trong tâm lý, bé sẽ đóng mình lại và không dám tâm sự với ai về bất thường trên cơ thể, làm tăng nguy cơ bệnh như cao huyết áp, tim mạch, hay thậm chí là ung thư ở bé gái.

Sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì?

Chính vì những tác hại trên của dậy thì sớm, việc sàng lọc hiện tượng này ở bé là vô cùng quan trọng, đảm bảo tâm lý và sự phát triển của bé duy trì ổn định.Để sàng lọc tình trạng dậy thì sớm ở bé, đầu tiên, các bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Đối với bé dậy thì trước 8 tuổi, bác sỹ sẽ cẩn thận đánh giá bằng nhiều kỹ thuật chuyên dụng như:

vicare.vn-day-thi-som-la-gi-sang-loc-day-thi-som-la-kham-nhung-gi-body-3
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá nồng độ hormone;
  • Chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ và siêu âm để phát hiện các khối u (nếu có) trong cơ thể bé;
  • Chụp X – quang cổ tay để xác định xương đang phát triển với mức độ như thế nào. Nếu xương đang già nhanh hơn so với tuổi thật, bác sỹ sẽ dựa trên tốc độ lớn của xương để đánh giá khả năng đạt chiều cao tối đa của bé khi trưởng thành, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ trở lại nhịp điệu sinh trưởng bình thường.

Bài viết này đã giúp bạn đọc có cái nhìn mới về hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em và những nguyên nhân tại sao cần sàng lọc dậy thì sớm cũng như việc sàng lọc dậy thì sớm là khám những gì. Nếu như có điều kiện, bạn nên cho bé thực hiện các xét nghiệm và thăm khám này để đảm bảo quá trình phát triển của bé luôn ở trạng thái tốt nhất.

Xem thêm:

  • Dậy thì sớm ở trẻ: Bố mẹ đã biết làm gì chưa
  • Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái và cách điều chỉnh khoa học
  • Top 5 thực phẩm tưởng tốt nhưng lại khiến trẻ dậy thì sớm