Đau vết mổ đẻ khi mang thai lần 2 phải làm sao?
Ngứa, nhói đau vết mổ khi mang thai lần 2 là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu khi sinh mổ. Khi mang thai lần 2 và thai nhi bắt đầu lớn lên, tử cung cũng sẽ phát triển kéo theo sự giãn ra của vết mổ khiến mẹ cảm thấy nó bị nhói đau cũng như ngứa ngáy. Vậy các mẹ cần làm gì để giữ an toàn cho thai nhi?
Đau vết mổ đẻ khi mang thai lần 2 phải làm sao?
Ngứa, nhói đau vết mổ khi mang thai lần 2 là một hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu khi sinh mổ. Khi mang thai lần 2 và thai nhi bắt đầu lớn lên, tử cung cũng sẽ phát triển kéo theo sự giãn ra của vết mổ khiến mẹ cảm thấy nó bị nhói đau cũng như ngứa ngáy. Vậy các mẹ cần làm gì để giữ an toàn cho thai nhi?
Kết quả của một cuộc nghiên cứu trên 2500 trường hợp sinh mổ tại Mỹ cho thấy, những mẹ bầu mang thai lần 2 cách lần đầu tiên dưới 18 tháng có nguy cơ nứt sẹo mổ gấp 3 lần so với những trường hợp mang thai ở khoảng cách dài hơn.
Đau vết mổ khi mang thai lần 2 và những nguy cơ thường gặp
Nhau thai là một trong những điều mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý ở lần sinh mổ lần 2. Theo một số nghiên cứu, khả năng nhau tiên đạo và bong nhau non ở những trường hợp có khoảng cách mang thai dưới 1 năm thường rất cao. Chính vì vậy để đảm bảo rằng việc vết mổ tử cung ở lần thứ nhất đã có đủ thời gian hồi phục, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên kéo giãn khoảng cách mang thai của mình, ít nhất trong vòng 2 năm kể từ lần sinh mổ đầu tiên.
Ngoài ra mẹ bầu mổ lần 2 cũng có thể gặp một số vấn đề như:
Bất thường về nhau thai: Nhau cài răng lược cũng là một trong những bất thường về nhau thai thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai lần 2. Nhau cài răng lược không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tử cung của mẹ bầu mà còn gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận như bàng quang, ruột...
Rách vết sẹo mổ: Là một trong những hiện tượng khá hi hữu nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kị thời.
Nguy cơ nhau thai bám vào sẹo mổ cũ: Có thể chia làm hai trường hợp đó là bám vào một phần ở sẹo hoặc cấy hoàn toàn vào trong lớp sẹo. Đối với trường hợp thứ 2, các gai rau sẽ ăn sâu cổ tử cung rồi xuyên qua bàng quang. Trường hợp này mẹ phải bỏ thai nhi với điều trị nội khóa và hút thai. Đôi khi chảy máu nhiều sẽ phải cắt bỏ tử ung để cứu người phụ nữ.
- Nguy cơ cho con: Lúc này trẻ con dễ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém, kém phát triển trí tuệ và thể chất khi trẻ lớn lên.
Những điều mẹ nên làm khi bị đau vết mổ lần 2
Khi cảm thấy bị đau, ngứa ngáy vết mổ mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám về tình hình của thai nhi và vết mổ cũ để đưa ra những nhận định phù hợp. Đây là một hiện tượng khá thường gặp ở mẹ từng sinh mổ nên mẹ không cần quá lo lắng. Thông thường thì mẹ nên nghỉ ở nhà cho đến khi thai nhi phát triển đủ tháng.
Trong thời gian nghỉ dưỡng, mẹ vẫn nên đi khám đầy đủ, không được gãi vết thương vì nó dễ khiến bị tổn thương hơn và không được bôi bất kỳ một loại thuốc nào lên vết mổ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh việc tăng cân quá nhiều. Có thể tập một số động tác nhẹ nhàng nhưng tránh các động tác gây ảnh hưởng cho vùng bụng như cúi gập người, với tay lên cao hay tập các môn thể thao vận động mạnh như chạy, nhảy...
Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm thuốc hỗ trợ cho thai nhi, đề phòng trường hợp sinh non, cũng như việc thai nhi bị suy hô hấp khi chưa tự thở được. Tốt nhất mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần để thực hiện các xét nghiệm đánh giá khả năng sinh thường hay phải tiếp tục sinh mổ.
Còn trong trường hợp, vết mổ có nguy cơ bị bục mẹ sẽ được chỉ định để mổ luôn tránh nguy cơ vỡ tử cung.Những lưu ý khi mang thai lần 2 có vết mổ cho các mẹ
Nếu có thể, mẹ nên kiểm soát thời gian mang thai lần 2, tốt nhất nên cách sinh mổ lần đầu 2 năm. Khi đó, vết mổ sẽ được khôi phục hoàn toàn, tỷ lệ căng giãn và gặp biến chứng sẽ ít hơn.
Ngay khi phát hiện mình có thai, các mẹ cần đến ngay cơ sở chuyên khoa sản để khám và kiểm tra thai nhi và tình trạng vết mổ. Lúc này, mẹ nên cho bác sĩ biết các thông tin về thời gian sinh mổ, ngày nhập viện, nguyên nhân sinh mổ và những biến chứng mẹ gặp phải trong lần mang thai và sinh đẻ trước. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lười khuyên hữu ích cho mẹ để chăm sóc thai nhi tốt nhất.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tuân thủ đi khám theo đúng lịch trình của bác sĩ. Như vậy mẹ mới nắm được mức độ co giãn của vết mổ. Từ đó có những biện pháp xử lý trước khi vết mổ bục ra.
Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý thực hiện việc kiểm soát cân nặng bằng dinh dưỡng và các bài tập thể dục. Tránh để bản thân tăng cân quá nhiều và thai nhi to.