Đau tức vùng ức khi mang thai là hiện tượng gì?
Mang thai là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm của người phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể bà bầu rất nhạy cảm bà thường xuyên gặp phải các hiện tượng bệnh lý. Một trong số những hiện tượng bệnh mà mẹ bầu gặp phải là đau tức vùng ức (vùng ngực). Vậy đau tức do đâu mà ra, mẹ bầu phải làm gì để giảm đau tức ngực?
Đau tức vùng ức khi mang thai là hiện tượng gì?
Nguyên nhân dẫn đến đau tức ngực khi mang thai
Hiện tượng khó thở, tức ngực khi mang thai là điều mà hầu hết chị em đều mắc phải. Hiện tượng này có nhiều cấp độ khác nhau, tính nguy hiểm hay an toàn của nó cũng phù hợp vào từng trường hợp. Trong suốt quá trình mang thai, cảm giác khó thở này sẽ luôn đồng hành cùng hai mẹ con. Mẹ có thể hiểu theo cách khác là, khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tuy nhiên, những khó chịu này sẽ hết và bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị tức ngực, khó thở như:
Do ợ nóng
Sự da tăng hoocmon trong thời kì mang thau giúp duy trì niêm mạc tử cung và làm mềm các dây chằng, điều này khiến thực quản co hẹp lại. lúc này, axit dạ dày trào ngược trở lại cổ họng gây nên mùi chua đặc trưng. Thêm vào đó là sự phát triển của thai nhi gây nên sự chèn ép cho cơ hoành dạ dày cũng khiến mẹ bầu bị đau ngực , có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Nếu mẹ bầu ợ nóng càng nhiều thì đau tức càng cao.
Do căng cơ bắp
Khi mang thai, các cơ bắp ở tay, chân và đặc biệt cơ ngực căng lên khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau tức ngực ngày càng nhiều.
Do mệt mỏi và do thiếu máu
Khi mang thai, cơ thể chị em phụ nữ thường suy yếu nhiều so với lúc bình thường. Điều này có thể tác động lên hệ hô hấp và khiến cho mẹ bầu rơi vào trạng thái khó thở, tức ngực. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Thiếu máu tác động lên hệ tuần hoàn và tự hệ tuần hoàn tác động lên hệ hô hấp gây nên các cơn đau nhẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó thở. Các triệu chứng của thiếu máu có thể phát hiện như cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn.
Do tử cung phát triển
Thai nhi sẽ lớn dần mỗi ngày do đó tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian. Khi tử cung càng lớn, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của mẹ bầu. Cơ hoành là cơ quan hoạt động kết hợp với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi bị tử cung chèn ép như vậy, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên tình trạng tức ngực, khó thở. Đối với những trường hợp mà thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.
Làm thế nào để mẹ bầu hết đau tức vùng ức?
Phần lớn tình trạng khó thở và tức ngực khi mang thai kể trên không hề đáng lo ngại và không gây hại. Tuy nhiên, chắc chắn nó sẽ gây khó chịu cho bà bầu. Để thoải mái hơn, các mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp sau đây:
Chọn trang phục phù hợp
Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Nếu mẹ bầu mặc quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp của bạn, nên tăng cường nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Khi mang bầu thì thường ngực bạn có thể tăng đến 2 cỡ áo (cúp) trong suốt thai kỳ, vậy nên nâng đỡ chúng với áo ngực vừa vặn sẽ giúp giảm đau xuống mức thấp nhất. Tránh mặc áo ngực có gọng vì chúng có thể gò ép ngực của bạn và gây tổn thương các tuyến sữa, đồng thời các đường nối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bạn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chị em nên giảm thiểu chứng ợ nóng thai kì, mẹ bầu nên ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn thay vì ba bữa lớn. Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, tránh thức ăn có dầu mỡ, uống nước giữa các bữa ăn thay vì vừa uống vừa ăn. Tuyệt đối không uống rượu và hút thuốc.
Tư thế vận động
Bên cạnh đó, để cho tình trạng này không trở nên nghiêm trọng, chị em nên đi lại nhẹ nhàng và làm những việc nhẹ trong nhà, không nên làm việc quá sức, hạn chế di chuyển trên những cung đường dài. Khi ngồi hãy cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Vào ban đêm khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.
Làm mát ngực
Mẹ bầu có thể chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cảm giác nóng rát đó. Bạn có thể làm mát ngực bằng khăn vải ướp lạnh, túi hoa quả đông lạnh hoặc úp hai lá bắp cải để lạnh bên trong áo ngực. Bên cạnh đó, chị em có thể thoa sản phẩm làm mềm da như gạo nếp, hạt ý dĩ đều có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da, giảm kích ứng và có thể giảm nguy cơ hình thành rạn da. Mẹ bầu có thể để kem vào ngăn mát tủ lạnh để tăng hiệu quả làm mát cho ngực.
Khám sức khỏe định kì
Nếu như phát hiện khó thở kèm với những triệu chứng bất thường như da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được chăm sóc, điều trị ngay lập tức. Nên khám sức khỏe thường xuyên để được các chuyên gia tư vấn tận tình và phát hiện các biến chứng kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của HoiBenh về nguyên nhân và cách điều trị chứng tức ngực, khó thở ở bà bầu. Hi vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp cho chị em có được kiến thức cần thiết nhất khi mang thai.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13: 721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Nguyên nhân và giải pháp điều trị đau ngực khi mang thai
- Những thay đổi của bộ ngực khi mang thai