Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy là bị làm sao?
Bỗng một sáng thức dậy bạn bị đau mỏi vai gáy, đau khắp mình mẩy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay? Rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng đau vai gáy. Những triệu chứng của hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng.
Đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy là bị làm sao?
Bỗng một sáng thức dậy bạn bị đau mỏi vai gáy, đau khắp mình mẩy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay? Rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng đau vai gáy. Những triệu chứng của hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, gây ra nhiều mệt mỏi, khó chịu, lo lắng cho người bệnh. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu rõ hơn căn nguyên, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này trong bài viết sau đây.
Đối tượng nào dễ mắc phải hội chứng đau mỏi vai gáy?
Bệnh hay gặp ở tuổi trung niên, khi cơ thể, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể bắt gặp ở những đối tượng trẻ tuổi hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và bệnh thường xuất hiện ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế.
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng đau vai gáy.
Các nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến là ngồi làm việc, học tập sai tư thế trong thời gian dài, lái xe, làm việc liên tục với máy tính... bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.
Đau mỏi vai gáy cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương cột sống, dị tật... Ngoài ra, khi cơ thể yếu mệt, việc trao đổi ôxy và lưu thông máu trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy.
Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.
Biểu hiện của đau mỏi vai gáy
Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ của người bệnh trong sinh hoạt. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng gáy lan ra các vị trí khác của cơ thể như bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, cá biệt có cảm giác nhức. Có trường hợp cơn đau kéo dài dẫn đến rối loạn phản xạ gân xương hoặc chóng mặt, ù tai, hoa mắt, loạng choạng, choáng váng...
Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.
Phân biệt với bệnh gai cột sống
Đôi khi, người mắc hội chứng đau mỏi vai gáy rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh gai cột sống
Đầu tiên là cơn đau ở các khớp xương. Cảm giác đau thường xuất hiện khi bệnh nhân vận động tại vùng cột sống cổ. Sau đó bạn mất cảm giác tạm thời ở một vùng cơ thể do sự phát triển của gai xương có thể chèn vào dây thần kinh cảm giác, gây mất cảm giác tạm thời. Cảm giác tê bì, nhức mỏi tay chân, là biểu hiện phổ biến nhất. Giai đoạn tiếp theo, bạn mất thăng bằng. Tuy nhiên, triệu chứng này dễ nhầm với cảm giác choáng váng thông thường.
Biểu hiện nặng nhất của bệnh là mất kiểm soát tiểu tiện. Khi ấy gai xương đã tấn công sâu vào dây thần kinh, làm tê liệt hoàn toàn chức năng thông báo cảm giác đến não bộ khiến bệnh nhân mất kiểm soát tiểu tiện.
Bác sĩ khuyên mọi người dù bị mắc bất cứ triệu chứng nào trong những triệu chứng trên nên đi khám chuyên khoa sớm để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với bệnh trạng.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.
Cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải để xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau.
Điều trị
Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên.
Phòng tránh bằng các động tác vận động đơn giản
Để phòng đau cổ, vai, cần ngồi, đứng, ngủ sinh hoạt... đúng tư thế. Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, thỉnh thoảng nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu; không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Nên gối đầu thấp khi ngủ, tốt nhất gối chỉ nên cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm.
Không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu răng rắc. Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài; tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Sau đây, HoiBenh xin giới thiệu một số động tác vận động mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng tại các thời điểm trong ngày.
1. Kéo căng cơ thể khi vừa thức dậy
Khi ngủ, có thể bạn đã nằm với các tư thế như cuộn tròn, nằm sấp hoặc nghiêng... Những tư thế này khiến cho cơ thể bạn không được thoải mái khi thức dậy.
Bạn nên nằm yên trên giường khoảng 5 phút, hít thở thật sâu. Sau đó hãy kéo căng cơ thể như một hình thức thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn. Đầu tiên bạn hãy nghiêng bên trái, sau đó bên phải, cuối cùng là nằm ngửa, trong đó có 3 lần vươn vai. Những động tác này sẽ làm cho xương khớp được kéo giãn thoải mái. Nó cũng giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, giảm thiểu sự đau mỏi cơ, đồng thời thúc đẩy sự tuần hoàn trong cơ thể.
2. Trong giờ làm việc
Hiệp hội Vật lý Trị Liệu (CSP) và Quỹ Tim mạch Anh khuyên những người làm việc hầu hết thời gian trong tuần ở văn phòng nên thực hiện các động tác thể dục tại chính nơi làm việc của mình nếu như không có thời gian hoặc không muốn ra ngoài tập. Những động tác thể dục dưới đây không đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức nhưng lại đem đến hiệu quả bất ngờ, chỉ cần những di chuyển đơn giản bao gồm căng ngực, xoay ghế...
Bài tập căng ngực: Ngồi thẳng lưng về phía trước, tay đưa sang 2 bên, ngón tay cái hướng lên trần nhà. Đưa 2 tay sang 2 bên hết cỡ cho đến khi bạn cảm thấy ngực căng lên, đẩy vai về phía sau. Giữ tư thế trong 20 giây, lặp lại 3 lần.
Bài tập ngồi căng người: Ngồi trên mép ghế và duỗi chân phải ra phía trước. Đặt gót chân lên sàn nhà, mũi chân hướng lên trên. Từ từ đẩy phần thân trên về phía trước, mắt nhìn thẳng. Giữ tư thế căng người trong 20 giây, lặp lại 3 lần và thu chân lại.
Bài tập xoay ghế: Ngồi ở mép ghế và xoay phần đầu, phần thân sang bên phải. Vòng tay trái qua cơ thể và bám vào thành ghế bên phải. Chú ý để tay lên thành ghế, hai chân đặt trên sàn khi thực hiện động tác.