Đau mỏi vai gáy mãn tính: Dân văn phòng nên cẩn trọng!

Đau mỏi vái gáy là một hội chứng thông thường, xuất hiện ở nhiều đối tượng. Mặc dù đau vai gáy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, muốn hiểu hơn về bệnh đau vai gáy mãn tính, HoiBenh mời độc giải tham khảo bài viết sau đây.

Đau mỏi vai gáy mãn tính: Dân văn phòng nên cẩn trọng! Đau mỏi vai gáy mãn tính: Dân văn phòng nên cẩn trọng!

Đau mỏi vái gáy là một hội chứng thông thường, xuất hiện ở nhiều đối tượng. Mặc dù đau vai gáy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây khó khăn trong sinh hoạt, làm giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, muốn hiểu hơn về bệnh đau vai gáy mãn tính, HoiBenh mời độc giải tham khảo bài viết dưới đây.

1. Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là một bệnh lý về cơ xương khớp và rối loạn tuần hoàn máu vùng cột sống gây áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau ê ẩm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, đặc biệt là với những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động như “dân văn phòng”. Bệnh gây ra những cơn đau nhức ở vùng vai, gáy, lan dần xuống bả vai, tê mỏi cánh tay... làm cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Hơn thế nữa, đau vai gáy còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm khác về xương khớp như thoát hóa đốt sống cổ, dính khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm...

vicare.vn-dau-moi-vai-gay-man-tinh-dan-van-phong-nen-can-trong-body-1

2. Nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy mãn tính

Khác với đau vai gáy cấp tính, nguyên nhân gây đau vai gáy mãn tính thường có liên quan đến các bệnh lý ở đốt sống cổ gây chèn ép rễ thần kinh vùng cổ như:

- Bệnh thoát vị đĩa đệm

- Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ

- Hẹp ống sống cổ

- Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ

- Thoái hóa cột sống cổ

- Viêm khớp của các khớp cột sống

- Dị tật, vẹo cổ bẩm sinh

- Ung thư, lao, u hố sau, u đỉnh phổi, thiểu năng mạch vành...

3. Triệu chứng đau mỏi vai gáy mãn tính

Đau vai gáy mãn tính xảy ra với những cơn đau mỏi thường xuyên ở vùng vai gáy. Cơn đau lan xuống 2 bả vai và gây tê mỏi 2 cánh tay và ngón tay hoặc lan lên thái dương, 2 mang tai... kèm theo các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt... Tùy theo nguyên nhân gây đau vai gáy mà bệnh nhân có triệu chứng cụ thể sau đây:

Đau vai gáy do bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh này gây chèn ép rễ thần kinh ở cột sống cổ nên gây đau ở vùng vai gáy và lan xuống bàn tay hoặc các ngón tay, có thể kèm theo tê tay hoặc đau nhói ở bàn tay, xuất hiện đột ngột và tiến triển theo thời gian.

Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ

Đau vai gáy xảy ra trong hoặc sau các hoạt động hoặc tư thế nhất định do bị chèn ép ở một rễ thần kinh ở một bên của cột sống cổ.

Hẹp ống sống cổ

Đau lan xuống tay kèm theo khó thực hiện một số động tác bằng tay (viết chữ, sử dụng đũa/thìa, cài cúc áo...), thỉnh thoảng giật từng cơn.

Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ

Đau cổ nhưng ít kéo dài nhưng đôi khi khi tăng lên và đau nặng hơn, đau tăng khi thực hiện một số tư thế hoặc hoạt động ở vùng cổ gáy và kèm theo đau tay, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não...

Viêm khớp của các khớp cột sống

Đau cột sống cổ khi họ ngủ dậy vào buổi sáng và cuối ngày nhưng lại giảm khi vận động cổ, thích ấm, sợ lạnh.

vicare.vn-dau-moi-vai-gay-man-tinh-dan-van-phong-nen-can-trong-body-2

Đau mỏi vai gáy mãn tính tiến triển nặng có thể gây ra hiện tượng co cứng cơ, tê liệt tay chân, teo cơ, liệt nửa người, thậm chí gây nhồi máu cơ tim do mạch máu nuôi dưỡng tim bị chèn ép. Mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ, vai, gáy đều rất đau khiến bệnh nhân bị hạn chế hầu như mọi sinh hoạt. Việc ăn uống và giấc ngủ, sinh hoạt và công việc đều bị ảnh hưởng.

Để tránh đau mỏi vai gáy, bệnh nhân nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp. Không nên ngồi làm việc hay duy trì một tư thế quá lâu mà nên vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ. Chú ý điều chỉnh các tư thế sinh hoạt và làm việc sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến vùng vai gáy và cổ. Đồng thời, chú trọng bổ sung đầy đủ dưỡng chất (canxi, magie, sắt, kẽm, kali và các nhóm vitamin B, C, D, E...) nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật. Nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện đau vai gáy, nên đi khám và điều trị sớm để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và điều trị dứt điểm.