Đau mắt đỏ có nên ăn trứng không?
Trong các bệnh liên quan về mắt thì bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, nhất là mùa mưa. Bệnh đau mắt đỏ sẽ nhanh khỏi khi kết hợp việc điều trị bằng thuốc với chế độ ăn uống phù hợp. Vậy khi bị đau mắt đỏ có nên ăn trứng không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đau mắt đỏ có nên ăn trứng không?
Trong các bệnh liên quan về mắt thì bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa, nhất là mùa mưa. Bệnh đau mắt đỏ sẽ nhanh khỏi khi kết hợp việc điều trị bằng thuốc với chế độ ăn uống phù hợp. Vậy khi bị đau mắt đỏ có nên ăn trứng không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt, gây ngứa, đau, cộm mắt, chảy nước mắt...rất khó chịu.
Đau mắt đỏ là bệnh về mắt phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt vào mùa mưa. Bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh, do đó đau mắt đỏ dễ bùng phát thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
Bệnh đau mắt đỏ đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc chữa trị chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh khỏi, giảm triệu chứng. Chủ yếu khỏi dựa vào cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
Đau mắt đỏ nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực mắt, mất thẩm mĩ mắt. Thậm chí nhiều trường hợp tự ý sử dụng thuốc chữa trị không đúng cách dễ gây sẹo giác mạc, thậm chí mù lòa.
Do vậy khi bạn hay người thân bị đau mắt đỏ, tốt nhất nên giữ vệ sinh cho đôi mắt, dùng thuốc hỗ trợ điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ, bên cạnh đó cũng nên có chế độ ăn uống hợp lí, trong đó nên kiêng một số thực phẩm không tốt khi bị đau mắt đỏ.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia.
Những triệu chứng nhận biết đau mắt đỏ là:
- Tại mắt có cảm giác cộm, xốn trong mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua.
- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm virus hoặc dị ứng)
- Khó chịu với ánh sáng
- Đau liên tục trong mắt (cảm giác cộm mắt)
- Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
- Chảy nhiều nước mắt
- Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)
Đau mắt đỏ có nên ăn trứng không?
Đa số thực phẩm tanh thường được chỉ định kiêng trong nhiều loại bệnh. Với bệnh đau mắt đỏ, chỉ định này có cần thiết không?
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, bạn không nên ăn các chất tanh của hải sản: cá, mực, tôm... Những thực phẩm này sẽ góp phần khiến bệnh đau mắt đỏ càng phát triển mạnh hơn. Đối với đau mắt đỏ, bạn chỉ cần kiêng thực phẩm tanh của hải sản, và trứng cũng là một trong những thực phẩm tanh nhưng không cần phải kiêng. Bất kỳ một chất nào cũng có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể, vì vậy khi bị đau mắt đỏ, bạn cần chú ý chế độ ăn nên đầy đủ dinh dưỡng, nó không những tốt cho người đau mắt đỏ mà còn có tác dụng lâu dài đối với cơ thể.
Đối với trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà bạn có thể bổ sung vào thực phẩm nên ăn đối với người bị đau mắt đỏ. Vì trứng có nhiều vitamin A giúp bổ sung dưỡng chất cho mắt, tạo chất nhầy, và giữ độ ẩm cần thiết cho mắt, giúp mắt khỏe hơn.
Ngoài ra trong quá trình bị bệnh chúng ta nên hạn chế tạo áp lực cho mắt như: thức quá khuya, xem tivi, máy tính nhiều, đi ra ngoài nhiều tiếp xúc với khói bụi....Với các điều trị bằng thuốc và kết hợp với chế độ ăn hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Đau mắt đỏ không nên ăn gì?
Khi bị đau mặt đỏ chúng ta nên tránh ăn một số thực phẩm sau đây:
Kiêng hành tỏi
Dù bạn bị đau mắt đỏ hay bị bệnh về mắt khác như viêm bờ mi mắt, lẹo mắt...thì thực phẩm không nên ăn khi bị đau mắt đầu tiên đó là các loại hành tỏi dù là hành tỏi tươi hay khô.
Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt, vì vậy các gia vị cay nóng nên tránh ăn. Trong các nghiên cứu khoa học, hành tỏi có vị cay nóng không hề tốt cho những ai đang bị đau mắt, đặc biệt là đau mắt đỏ vì thực phẩm này làm mắt bạn của bạn cảm thấy bị nóng, bị tức và chảy nước mắt nhiều hơn nên khó khỏi bệnh. Thậm chí việc ứa nước mắt ra do hành tỏi còn dễ lây lan sang mắt còn lại (nếu bạn bị đau 1 mắt) hoặc lây sang người khác.
Không nên ăn cá
Cá là loại thực phẩm không nên ăn khi bạn đau mắt đỏ, tuy nhiên rất ít người biết được điều này. Vị tanh của cá tác động không tốt vào tình trạng viêm kết mạc khiến bệnh đau mắt không thể thuyên giảm được.
Cá là loại thực phẩm nhiều chất đạm, chất béo omega-3 tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi bạn bị đau mắt hay đau mắt đỏ nên tạm dừng ăn cá để điều trị hiệu quả. Ngoài cá thì thực phẩm có vị tanh như: tôm, cua, ốc cũng nên hạn chế sử dụng.
Thuốc lá
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, tác động xấu đến phổi và hệ thần kinh, ngoài ra còn không tốt cho đôi mắt, nhất là khi bạn bị đau mắt đỏ. Chất nicotin có trong thuốc làm giảm khả năng điều tiết và nhìn rõ của mắt rất nhanh chóng vì tác động và gây ức chế cho dây thần kinh.
Hút thuốc là thường xuyên, nhất là trong giai đoạn bị đau mắt đỏ mắt rất yếu, khói thuốc sẽ làm tổn thương trực tiếp đến mắt bởi lớp màng bảo vệ mắt đang gặp vấn đề có thể dẫn đến mù lòa mắt.
Không nên ăn nhiều mỡ động vật
Mỡ động vật chứa nhiều chất béo no khiến cơ thể bạn tích tụ mỡ thừa nhanh chóng, điều này ảnh hưởng đến quá trình chữa trị đau mắt đỏ của bạn, làm mắt mờ đi, khó khỏi. Ngoài ra dùng nhiều mỡ động vật còn tăng nguy cơ các bệnh béo phì, bệnh tim mạch...
Thực tế mỡ động vật có nhiều dinh dưỡng, cung cấp chất nhờn để các khớp xương hoạt động trơn tru. Tuy nhiên lượng mỡ động vật cần thiết để duy trì hoạt động xương khớp sẽ được cung cấp đủ trong các món ăn chế biến từ thịt, do vậy bạn không nên dùng mỡ động vật để chế biến thức ăn, thay vào đó hãy dùng dầu thực vật.
Không nên sử dụng đồ uống có cồn
Kể cả khi sức khỏe bạn tốt thì đồ uống có cồn cũng không tốt, nhất là khi bị đau mắt đỏ. Đồ uống có cồn, điển hình là bia rượu là loại đồ uống có tính nóng, có chất kích thích gây ức chế thần kinh như thuốc lá nên đối với những bệnh nhân bị đau mắt đỏ không nên sử dụng rượu bia để tránh làm mắt bị giảm đi thị lực, giảm khả năng chống kháng với vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế muốn chữa đau mắt đỏ nhanh cần có thói quen ăn uống lành mạnh.
Chế độ ăn hợp lý nhất khi bị đau mắt đỏ
Theo dân gian thì ăn uống có ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh đau mắt đỏ. Vậy nên trong giai đoạn này để bệnh mau khỏi hơn chúng ta cần tích cực ăn những loại thức ăn sau đây
- Các loại rau xanh: trong rau xanh có chứa rất nhiều các vitamin đặc biệt nhất là vitamin A một loại vitamin rất tốt cho đôi mắt.
- Các loại trái cây: trong trái cây có thành phần là các vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng nâng cao thể lực cho bệnh nhân đau mắt đỏ. Hơn những thế một loại thần dược giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.
- Uống nhiều nước: nước rất quan trọng đối với cơ thể. Và trong bệnh đau mắt đỏ, uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm cho mắt
Lưu ý khi chăm sóc mắt bị đau
Ngoài việc tránh xa các thực phẩm không nên ăn khi bị đau mắt chúng ta còn phải có những thói quen vệ sinh mắt, bảo vệ đôi mắt của mình. Mắt đau cần được chăm sóc đặc biệt mới có thể mau khỏi bệnh và không để lại các di chứng. Và dưới đây là các lưu ý khi trị đau mắt cho mọi người:
- Tuyệt đối không dùng thuốc chữa đau mắt bừa bãi mà phải uống thuốc do bác sĩ kê đơn.
- Không lấy tay dụi mắt tránh làm tổn thương giác mạc.
- Uống nhiều nước để thải độc cơ thể.
- Sử dụng kính để tránh bụi bẩn và tránh lây nhiễm cho người khác.
Qua những thông tin HoiBenh chia sẻ trên đây, hi vọng bạn đã biết cách chữa bệnh đau mắt đỏ và biết cách bảo vệ đôi mắt của bản thân. Đau mắt đỏ sẽ rất nguy hiểm, có thể tước đi khả năng nhìn vĩnh viễn bởi những thói quen chăm sóc đôi mắt không tốt của bạn. Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ, tốt nhất bạn nên tạm dừng lại nhu cầu ăn uống những thực phẩm không nên ăn để quá trình điều trị bệnh được rút ngắn, cho đôi mắt của bạn nhanh chóng hồi phục.