Dấu hiệu chuyển dạ và nhận biết các cơn co thắt lúc sắp sinh

Khi có dấu hiệu chuyển dạ các mẹ bầu cần phải được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và giúp đỡ quá trình sinh thuận lợi. Không chỉ mẹ bầu mà những người thân trong gia đình cũng cần phải nắm rõ được những dấu hiệu chuyển dạ để đưa thai phụ đến cơ sở y tế kịp thời, tránh để xảy ra sai sót hay gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

Dấu hiệu chuyển dạ và nhận biết các cơn co thắt lúc sắp sinh Dấu hiệu chuyển dạ và nhận biết các cơn co thắt lúc sắp sinh

Khi có dấu hiệu chuyển dạ dưới đây các mẹ bầu cần phải được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và giúp đỡ quá trình sinh thuận lợi. Không chỉ mẹ bầu mà những người thân trong gia đình cũng cần phải nắm rõ được những dấu hiệu chuyển dạ để đưa thai phụ đến cơ sở y tế kịp thời, tránh để xảy ra sai sót hay gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

1. Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nào cũng phải biết

Bụng gò theo từng cơn

Các cơn gò sẽ đến đều đặn, thường cứ mỗi 20 phút/lần kèm theo cảm giác đau ở tử cung thì cần đến bệnh viện ngay. Trong cơn gò tử cung, nếu mẹ bầu đặt tay lên bụng và thử ấn sâu vào bên trong thì không thể ấn được, nó là dấu hiệu bạn sắp sinh.

vicare.vn-dau-hieu-chuyen-da-va-nhan-biet-cac-con-co-that-luc-sap-sinh-body-1

Dịch nhầy hồng âm đạo

Tình trạng này sẽ xảy ra khi thai phụ chuyển dạ, cổ tử cung mở. Lúc này, thai phụ cần được đến gặp bác sĩ để kiểm tra về tình trạng chuyển dạ và khi nào cần phải nhập viện chờ sinh.

Rò dịch ối

Có trường hợp chị em rò dịch ối, vỡ ối khi chưa có con dọa sinh. Lúc này cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn. Cần lưu ý, phân biệt với tình trạng són tiểu ở bà bầu ở những tuần cuối. Dễ bị nhầm lẫn giữa rỉ ối và són tiểu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn ối gây nguy hiểm cho em bé.

Do đó, nếu thai phụ gặp tình trạng ra nước gây ướt quần, băng vệ sinh, có cảm giác như đi tiểu mặc dù không mắc tiểu phải đến ngay bệnh viện kiểm tra vì có thể bạn đang trong cơn chuyển dạ.

“Cửa mình” bắt đầu mở

Chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới cổ tử cung sẽ mở dần ra. Tùy cơ địa của mỗi người mà tình trạng này diễn ra nhanh hay chậm. Cổ tử cung mở ra để tạo điều kiện cho em bé chào đời.

Cổ tử cung mở theo 4 giai đoạn:

  • Chuyển dạ sớm: Mở 0-3 cm
  • Chuyển dạ tích cực: Mở 4-7 cm
  • Chuyển dạ chuyển tiếp: Mở 8-10 cm
  • Mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó em bé sẽ chào đời.

Ngay khi có dấu hiệu mở cửa mình cần nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện để được kiểm tra và thực hiện công tác chuẩn bị sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết cơn gò lúc sắp sinh

Các cơn gò có thể xuất hiện trong suốt các tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nó có thể là những cơn gò sinh lý của thai nhi. Nó xuất hiện nhanh từ 30-60 giây, rải rác trong ngày.

Cơn gò sinh lý xảy ra khi thai nhi chuyển động hay thai phụ có hoạt động tình dục, mẹ đặt tay lên bụng hay bàng quang đầy nước,... Các cơn gò sinh lý không gây đau chỉ gây tình trạng khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, nó không gây nên tình trạng giãn tử cung như khi chuyển dạ.

Cơn gò lúc sắp sinh sẽ mang đến cho mẹ bầu những trải nghiệm khác như:

  • Vùng lưng và bụng dưới đau âm ỉ. Cơn đau bắt đầu từ phần lưng dưới và lan ra khắp vùng bụng, đùi và mạn sườn.
  • Vùng xương chậu có hiện tượng căng cơ, có cảm giác xương chậu bị chèn ép rất mạnh khiến thai phụ khó chịu vô cùng.
  • Xuất hiện cơn đau chuyển dạ giống như khi đau bụng kinh ở mức độ nghiêm trọng.
  • Các cơn co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, ngày càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi thai phụ làm bất kì điều gì.

Lúc này, cần nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện để chuẩn bị sinh nở một cách an toàn nhất.

vicare.vn-dau-hieu-chuyen-da-va-nhan-biet-cac-con-co-that-luc-sap-sinh-body-2

3. Khi có những cơn đau chuyển dạ như vậy chị em nên làm gì?

  • Báo với người thân những triệu chứng mà mình gặp phải và nhờ sự giúp đỡ.
  • Người nhà nhanh chóng đưa thai phụ đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chuyên sản phụ khoa để được hỗ trợ.
  • Chuẩn bị những tư trang cần thiết cho trẻ và sản phụ sau sinh để sử dụng khi đến viện sinh.
  • Hãy làm những gì mà bác sĩ yêu cầu vì nó là tốt nhất cho bạn trong lúc này để giữ sức khi sinh.
  • Với những mẹ bầu đã được xác định mổ bắt con thì càng cần phải chú ý nhiều hơn để tránh nguy hiểm đến mẹ và bé.

Để thai phụ có thể thuận lợi vượt cạn “mẹ tròn con vuông” thì ngay khi có các dấu hiệu chuyển dạ gia đình nên chuẩn bị tinh thần để nhập viện bất cứ lúc nào khi mà cơn gò đến ngày càng gần.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!

Xem thêm:

  • Bác sĩ sản khoa chia sẻ bí quyết rặn, thở khi chuyển dạ giúp mẹ sinh "dễ như ăn kẹo"
  • Cơn chuyển dạ giả cách cơn chuyển dạ thật bao lâu?
  • Vì sao mẹ bầu hay chuyển dạ vào ban đêm?