Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng máu

Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu, do đó mà rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây ra các căn bệnh từ thông thường cho tới nguy hiểm. Trong đó, không thể không nhắc tới nhiễm trùng máu - do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ gây ra. Vậy dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trung máu là gì?

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng máu Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng máu xảy ra khi các loại vi khuẩn như vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, khuẩn que khuẩn xanh, vi khuẩn cầu biến hình... tấn công vào hệ tuần hoàn máu của trẻ từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là một bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng trẻ và thường có kèm theo viêm màng não mủ. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh. Nhiễm trùng máu có thể xảy ra sớm nhưng cũng có thể xảy ra muộn từ một đến hai tuần sau khi sinh. Trẻ mới sinh dễ nhiễm trùng vì trong lúc sinh nếu không thực hiện đỡ đẻ sạch (bàn tay người đỡ sạch, dụng cụ sạch, nơi đẻ sạch...) thì vi trùng đi qua da, dây rốn và vào máu, lan tràn khắp cơ thể, trong đó có não, gây viêm não - màng não, rất dễ để lại di chứng kể cả khi đã được điều trị tích cực.

Nguyên nhân nhiễm trùng máu thường thấy

Những trường hợp nhiễm trùng máu trước khi sinh thường là do trong thời gian mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh như rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu... Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ thông qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.

Những trường hợp vỡ ối sớm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phần nước ối bị “ô nhiễm” này, nguy cơ viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu sẽ rất cao.

Nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu... Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng khá cao.

vicare.vn-dau-hieu-cho-thay-tre-so-sinh-da-bi-nhiem-trung-mau-body-1

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng máu

Khi bé sơ sinh có những biểu hiện sau, có thể bé đã bị nhiễm trùng máu: Sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp dưới 35 độ C; Không có sức nuốt hoặc nuốt yếu, không muốn uống sữa; Phản ứng chậm với tiếng động, tiếng khóc yếu.

Trẻ bị nhiễm trùng máu còn có dấu hiệu ngủ li bì kéo dài nhiều ngày; nhịp tim, nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường; da có màu vàng hoặc tím tái, màu xám hoặc xanh xao; bé có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bú sữa mẹ như nôn, tiêu chảy, trướng bụng...

Sự xâm nhập trực tiếp của vi khuẩn vào máu của trẻ có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm màng não mủ, một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ.

Cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh

Do tùy theo từng loại vi khuẩn khác nhau mà căn bệnh nhiễm trùng máu cũng có biểu hiện và cách xử trí khác nhau. Do đó mà bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để có thể có chuẩn đoán chính xác nhất, thêm nữa, bác sĩ cũng sẽ có cách ngăn chặn một số dấu hiệu của bệnh như rối loạn tiêu hóa hay sốt để giảm sự ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe trẻ. Bác sĩ chuyên khoa vẫn là lựa chọn tốt nhất cho việc điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh.

vicare.vn-dau-hieu-cho-thay-tre-so-sinh-da-bi-nhiem-trung-mau-body-2

Phòng nhiễm trùng máu thế nào?

Để phòng nhiễm trùng máu các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm dẫn tới diễn biến nặng gây ra nhiễm trùng máu. Những trẻ đang bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa phải được đặc biệt theo dõi diễn biến của bệnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng.

Việc điều trị nhiễm trùng máu cực kì phức tạp. Trẻ bị nhiễm trùng máu đều phải điều trị tích cực, nhiều trường hợp phải lọc máu. Các trường hợp bị nhiễm trùng máu cần có sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa nhi để phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm:

  • Nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
  • Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh nhiễm trùng nước ối