Đau dây chằng khi mang thai và 6 bí quyết “đối phó”

Đau dây chằng khi mang thai là hiện tượng thường gặp, nhất là vào giai đoạn giữa và cuối thai kỳ với những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc bẹn. Nguyên nhân là do thai nhi lớn dần khiến dây chằng cũng phải mở rộng và phát triển để hỗ trợ tử cung cùng nâng đỡ trọng lượng thai nhi, nước ối, nhau thai,...

Đau dây chằng khi mang thai và 6 bí quyết “đối phó” Đau dây chằng khi mang thai và 6 bí quyết “đối phó”

Vì sao thường bị đau dây chằng khi mang thai?

Khi mang thai, dây chằng căng và dày hơn để cùng tử cung nâng đỡ trọng lượng thai nhi, nước ối, nhau thai,... Khi đó, dây chằng sẽ mở rộng và kéo dài nên khiến mẹ bầu có cảm giác đau ở bụng dưới, có khi đau trong háng. Hoặc, cơn đau có thể xảy ra hai bên bụng, đau nhói hoặc đau âm ỉ khi đột ngột thay đổi vị trí hoặc làm việc quá sức.

Thông thường, các cơn đau thường xuất hiện vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ. Khi ở quý 2 thì cơn đau ít và nhẹ, nhưng vào quý 3 thì các cơn đau tăng nhiều do tử cung đã lớn.

Mẹ bầu thường cảm thấy mình như bị khuyết tật, khó chịu, đau vùng xương chậu, khung xương chậu, lưng đùi, bụng. Và mẹ bầu cũng có cảm giác thai nhi ở vị trí rất thấp và sắp rơi ra. nếu đứng lâu, ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột thì bị đau nhiều hơn. Với các mẹ mới lần đầu mang thai thì đau nhiều hơn các mẹ đã nhiều lần sinh em bé.

vicare.vn-dau-day-chang-khi-mang-thai-va-6-bi-quyet-doi-pho-body-1

6 bí quyết “đối phó” đau dây chằng khi mang thai

Nếu mẹ bầu đang trải qua các cơn đau thì có thể thực hiện 6 cách dưới đây:

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi mang thai bị đau dây chằng thì mẹ bầu nên làm việc nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, không làm các công việc nặng, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Khi làm việc mẹ bầu cảm thấy đau thì nên thư giãn và nghỉ ngơi một chút để cơn đau đi qua hãy trở lại với công việc.

Nếu công việc của mẹ bắt buộc phải ngồi nhiều thì mẹ bầu cố gắng đứng dậy và đi lại đôi lúc. Chẳng hạn cứ khoảng 1 giờ thì nên đi lại 5 phút.

Vận động thường xuyên

Khi mang thai nên vận động thân thể thường xuyên và nhẹ nhàng không chỉ tốt cho việc giảm các cơn đau dây chằng mà còn có lợi cho thai nhi. Mẹ bầu có thể đi bộ và nên sử dụng giày thể thao để các dây chằng chi dưới được di chuyển linh hoạt.

Tư thế ngủ thoải mái

Để có giấc ngủ sâu, thoải mái và không bị cơn đau dây chằng làm ảnh hưởng, mẹ bầu nên nằm nghiêng và chèn chiếc gối dưới bụng và kẹp thêm 1 chiếc gối giữa 2 chân. Theo đó, những biến chứng khó chịu như: Đau lưng, đau xương chậu, đau hông,... được giảm xuống nhanh chóng. Đồng thời, nếu thấy đau thì khi thay đổi tư thế, mẹ bầu nên thực hiện từ từ để cơ thể được thư giãn.

vicare.vn-dau-day-chang-khi-mang-thai-va-6-bi-quyet-doi-pho-body-2

Massage thư giãn

Khi bị đau dây chằng, mẹ bầu có thể thực hiện các cách như xoa bóp, massage hông, đắp khăn nóng vào vùng bụng dưới hoặc ngâm mình trong nước ấm, vòi hoa sen để làm dịu các cơn đau. Nước phải là nước đủ ấm và ngâm mình chỉ khoảng 10-15 phút.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau dây chằng kéo dài và tần suất nhiều thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng paracetamol nhằm giảm đau. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc vì có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Dùng đai đỡ lưng

Khi đi bộ nhiều, đi xe đường dài,... thì mẹ bầu nên sử dụng đai đỡ lưng để giúp chống lưng. Đai đỡ lưng có nhiệm vụ hỗ trợ dây chằng trong việc nâng đỡ tử cung nên mẹ bầu đỡ đau hơn rất nhiều. Song, cũng không nên lạm dụng đai đỡ bụng vì khi được hỗ trợ thì các cơ làm việc ít đi dẫn đến vấn đề giảm trương lực cơ sau sinh.

Nếu cơn đau dây chằng kèm dấu hiệu đau dữ dội, sốt, ớn lạnh,... thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Xem thêm:

  • Nhận biết và cách điều trị giãn dây chằng đầu gối nhẹ
  • Điều trị đứt dây chằng bả vai như thế nào?
  • Mách bạn cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối nhanh nhất