Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?

Đau đầu gối nhưng không sưng là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thanh thiếu niên,và ở cả trẻ em. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm bệnh này.

Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không? Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?

Đau đầu gối nhưng không sưng là một căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thanh thiếu niên, thậm chí là ở trẻ em. Vì cảm thấy đau nhưng không bị sưng gì nên nhiều người lo sợ không biết mình có phải bị gãy chân hay mắc các bệnh về khớp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?

Những trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng

Bệnh giả Gout: Bệnh giả Gout, một dạng phổ biến của bệnh viêm khớp ở đầu gối, do các tinh thể calcium pyrophosphate (một loại muối) hình thành trong khớp, gây ra cảm giác rất đau.

Lao khớp gối: Lao khớp gối là hiện tượng tổn thương lao khu trú ở khớp gối. Triệu chứng lúc đầu là đau khớp. Cảm giác đau sẽ tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi (vì thế, ban đêm ít đau hơn ban ngày). Điều đặc biệt là khớp gối không đỏ, không nóng, ấn mềm.

Trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng nhiều khả năng là bị lao khớp gối. Chính vì bản thân không nhận biết được mình đau gì, thì hãy đến hỏi khám các bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay để xác định bệnh và điều trị kịp thời. Trước hết bạn bạn chần đi chụp X-quang đầu gối để tìm ra những tổn thương và những dị tật có thể có. Sau đó bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm khác nếu cần thiết. Đồng thời khi đau bạn không nên vận động khớp gối nhiều để tránh tình trạng trầm trọng hơn.

Trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng nhiều khả năng là bị lao khớp gối Trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng nhiều khả năng là bị lao khớp gối

Cách phòng bệnh đau đầu gối nhưng không sưng

Để phòng bệnh đau đầu gối nhưng không sưng bạn phải chú ý đến những vấn đề dưới đây:

- Duy trì thể trọng hợp lý: Khi tăng cân đột biến sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và xương bàn chân. Vì vậy bạn nên duy trì cơ thể ở mức vừa không quá béo hoặc quá gầy.

- Giảm áp lực cho xương khớp bằng cách thường xuyên tập luyện giúp cải thiện sự linh hoạt, để giảm đau và ngăn ngừa tổn thương cho khớp về sau.

- Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ: Nghỉ ngơi, thư giãn luôn là giải pháp tốt hữu hiệu và lâu dài để có sức khỏe tốt và cải thiện cơn đau. Bạn nên biết cân bằng cuộc sống giảm căng thẳng trong công việc.

- Ngủ đủ giấc: Đừng để tình trạng đau khớp lấy đi giấc ngủ ngon của bạn vào ban đêm, trong khi giấc ngủ lại cần thiết để đảm có một sức khỏe tốt. Nếu bạn duy trì ăn hợp lý kết hợp ngủ đủ giấc thì không chỉ đẩy lùi đau khớp mà còn ngăn ngừa được mọi loại bệnh.

- Dùng thuốc: Trường hợp bạn quá đau không chịu nổi muốn nhanh giảm có thể sử dụng thuốc dạng gel, thoa, xịt và dán để giảm đau.

- Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn trái cây để giảm nguy cơ phát triển tổn thương về tủy xương (một dấu hiệu của viêm khớp gối).

Việc sinh hoạt hợp lý là cần thiết để phòng bệnh đau đầu gối nhưng không sưng Việc sinh hoạt hợp lý là cần thiết để phòng bệnh đau đầu gối nhưng không sưng

Đau đầu gối nhưng không sưng là một bệnh khá phổ biến. Nhiều người ngại đi khám, chịu đau sợ tốn tiền nên dẫn đến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy khi đau mà không rõ bệnh gì bạn nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa để hỏi. Đừng cố hay trì trệ vì có thể bạn sẽ không thể điều trị được hoặc dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là không đi lại được.

Tìm kiếm thông tin sức khỏe tại chuyên mục Sống khỏe của HoiBenh.

>>> Xem thêm: Bài thuốc trị bệnh đau đầu gối ở người già