Đau âm đạo sau khi sinh có sao không?

Bên cạnh niềm vui được đón thiên thần bé nhỏ chào đời,mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi của cơ thể đặc biệt là vùng âm đạo. Chị em không nên quá lo lắng khi âm, đạo trở nên đau nhức sau khi sinh. Bạn cần chuẩn bị tâm lí, học cách vượt qua để đón trọn niềm vui này.

Đau âm đạo sau khi sinh có sao không? Đau âm đạo sau khi sinh có sao không?

Vùng âm đạo đau nhức thế nào?

Sau khi sinh con, các khu vực xung quanh âm đạo của mẹ có thể cảm thấy đau đớn, căng tức. Đặc biệt ở khu vực tầng sinh môn, nếu bạn bị rạch và sau đó được khâu lại vùng da này sau sinh thường. Nếu cảm thấy quá đau ở vùng da này sau khi sinh bạn có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau. Nếu bạn đang cho con bú thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại thuốc không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.

Điều quan trọng nhất là mẹ nên giữ vùng kín sạch sẽ để mau liền và tránh viêm nhiễm. Phải luôn luôn rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh sau 4 đến 6 giờ hoặc sớm hơn nếu máu ra nhiều.

Nếu vết khâu của bạn trở nên sưng, đau, căng tức hoặc xuất hiện mùi khó chịu ở âm đại, hãy liên hệ với bác sĩ phụ khoa của bạn càng sớ càng tốt. Việc đau tầng sinh môn sẽ giảm dần trong vòng 6 đến 12 tuần sau khi sinh.

Chăm sóc vùng kín sau khi sinh.

Lúc này cơ quan sinh dục rất mẫn cảm và đang trong giai đoạn hồi phục nên cần được chăm sóc thật kĩ, cẩn thận.

Mặc quần rộng vải bông và mang băng vệ sinh. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm. Chỉ nên dùng nước ấm sạch để vệ sinh, không nên dùng nước muối hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, không được thụt rửa âm đạo trong giai đoạn này.

vicare.vn-dau-am-dao

Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón. Sau khi vệ sinh nên dùng nước rửa sạch sau đó lau khô. Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì môi trường ẩm ướt cũng dễ bị viêm nhiễm.

Trường hợp phụ nữ bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, xoa nhẹ bụng dưới.

Sau khi sinh chỉ nên nằm trên giường từ 8 đến 10 giờ sau đó nên ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng theo khuyến cáo chuyên môn để giúp cơ thể thích nghi dần với cuộc sống và hạn chế đau sau khi sinh. Tuy nhiên, cần chú ý để sản phụ ngồi từ từ, hít thở sâu, chậm rãi đứng lên, ngồi xuống tránh để bị choáng. Nếu có cảm giác chóng mặt thì cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh bị ngất, ngã.

Tuyệt đối không quan hệ trong 2 tháng đầu sau khi sinh vì cơ quan sinh dục của nữ giới chưa được phục hồi sẽ rất dễ tổn thương.

Khi âm đạo đau nhức có thể dùng nước đá chườm trong thời gian vài ngày sau sinh, trong tình trạng không khỏi thì cần báo ngay cho bác sĩ.

Nếu được may lại vết may tầng sinh môn sau khi sinh thì vết may cần được kiểm tra xem có bầm tím, sưng nề, có mủ... hay không và làm thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng. Sản phụ nên tự rửa khi đi tiểu. Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thì sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau khi sinh.

Sau 7 đến 10 ngày sau khi sinh cần đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Việc chăm sóc cho sản phụ sau khi sinh là một công việc đòi hỏi nhẹ nhàng và sạch sẽ, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà nó còn tác động không ít đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các chị em hãy thật chu đáo chăm sóc cho chính mình cũng là chăm sóc cho thiên thần vừa mới chào đời.