Đặt stent mạch vành hiệu quả trong bao lâu?

Đặt stent mạch vành là một phương pháp can thiệp tim mạch hiện đại giúp cứu sống được rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên đặt stent và đặt stent mạch vành có thời hạn hiệu quả nhất định. Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đặt stent mạch vành hiệu quả trong bao lâu? Đặt stent mạch vành hiệu quả trong bao lâu?

Stent động mạch vành là những khung lưới kim loại nhỏ được đưa vào trong lòng của mạch vành, với mục đích mở rộng lòng mạch bị hẹp đồng thời giữ nó không hẹp lại. Thủ thuật đặt stent mạch vành là 1 thủ thuật tiến hành qua da, chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây mê.

Đặt stent mạch vành qua da nhằm giúp tái lưu thông động mạch vành, thời gian thực hiện thủ thuật trong 1 giờ, người bệnh về nhà sau từ 1-2 ngày. Một ống thông nhỏ có gắn bóng và giá đỡ kim loại (stent) đưa qua động mạch đùi hay động mạch quay ở cổ tay đi đến động mạch vành của người bệnh. Khi đến vị trí bị tắc, bóng được thổi phồng lên nhằm mở rộng lòng mạch và đưa vào giá đỡ kim loại giúp duy trì sự lưu thông của mạch máu.

Khi nào cần can thiệp đặt stent mạch vành

vicare.vn-dat-stent-mach-vanh-hieu-qua-trong-bao-lau-body-1

Đây là phương pháp cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Khi mảng xơ vữa tiến triển làm hẹp lòng mạch trên mức 50-70%, động mạch vành không đủ khả năng giúp cung cấp đủ oxy cho cơ tim, nhất là khi tập thể dục, vận động hoặc làm việc gắng sức. Điều này gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim với biểu hiện là các cơn đau thắt ngực mệt, khó thở. Khi này cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có thể thăm khám.

Đặt stent mạch vành hiệu quả trong khoảng bao lâu?

Hiệu quả của việc can thiệp đặt stent phụ thuộc phần lớn vào việc duy trì khả năng mở rộng lòng động mạch của stent. Và điều này có ảnh hưởng rất nhiều bởi cách chăm sóc sau phẫu thuật của người bệnh. Có một số người bệnh sau 10 – 15 năm vẫn không có triệu chứng gì, nhưng lại có những người chỉ sau khoảng 6 tháng đã có hiện tượng tái hẹp trở lại.

Trước đây, nếu chỉ thực hiện thủ thuật nong mạch thông thường, thì nguy cơ tái tắc hẹp động mạch vành lên tới 30 – 50%, thường là trong vòng khoảng 6 tháng sau can thiệp, kèm theo các dấu hiệu đau thắt ngực tái phát do phương pháp chỉ sử dụng 1 dụng cụ tác động vào động mạch mà không cố định được mạch vành một cách lâu dài.

Hiện nay, với phương pháp đặt stent thì hiệu quả ngăn ngừa tái hẹp mạch vành khá cao. Tuy nhiên, tùy từng loại stent cũng như các cách chăm sóc sau khi đặt stent ở mỗi người mà hiệu quả sẽ có sự khác nhau:

  • Stent kim loại trần (Bare metal stent – BMS): là stent mạch vành ở thế hệ đầu tiên, nó có khả năng làm giảm các nguy cơ tái hẹp sau thủ thuật xuống khoảng 20% - 30% trong vòng 12 tháng. Và có khoảng 1/4 người bệnh gặp tình trạng tái hẹp động mạch vành trong khoảng 6 tháng.
  • Stent có phủ thuốc chống tái hẹp (Drug eluting stent – DES) thế hệ mới: làm giảm các nguy cơ tái hẹp mạch sau thủ thuật hiệu quả hơn, chỉ còn khoảng dưới 10 % trong 4 – 5 năm theo dõi. Đây là lựa chọn điều trị tốt cho người bệnh có nguy cơ cao tái tắc nghẽn động mạch vành, nhất là đối với bệnh nhân mắc kèm đái tháo đường.
  • Stent mạch vành tự tiêu: được cấu tạo bằng 1 khung polyme đặc biệt có thể hòa tan hoàn toàn trong động mạch trong vòng khoảng 3 – 5 năm, sau đó trả lại lòng mạch với đặc tính tự nhiên và cho phép mạch máu khôi phục lại các chức năng, hoạt động như bình thường, thì nguy cơ tái hẹp sau đặt stent thường sẽ rất nhỏ

Dù là với loại stent nào, thì yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tuổi thọ của 1 stent chính là việc tuân thủ điều trị đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh từ sau đặt stent của người bệnh. Điều này có thể giúp cho bạn chung sống khỏe mạnh với 1 stent mạch vành trong nhiều năm, thậm chí là vĩnh viễn mà không phải can thiệp lại.

Can thiệp đặt stent có để lại biến chứng không?

Nong mạch đặt stent có tỷ lệ thành công khá cao, phần lớn bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này. Tuy nhiên, không phải là trường hợp nào sau khi đặt stent cũng có hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này cũng mang lại những rủi ro nhất định cho người bệnh. Những biến chứng của thủ thuật này có thể bao gồm:

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng.
  • Dị ứng với thuốc cản quang sử dụng khi chụp mạch vành.
  • Tái tắc hẹp mạch vành gây ra đột quỵ, suy thận, nhồi máu cơ tim.
vicare.vn-dat-stent-mach-vanh-hieu-qua-trong-bao-lau-body-2

Một số lưu ý khi đặt stent mạch vành

  • Bệnh nhân đã được đặt stent mạch vành vẫn cần phải dùng thuốc để đảm bảo không xuất hiện các cục máu đông làm tắc cấp trong stent ở các ngày đầu và ngăn ngừa nguy cơ gây tái nhồi máu ở những mạch vành còn lại. Cần phải dùng thuốc lâu dài theo sự chỉ định của bác sĩ tim mạch.
  • Sau khi đặt stent nên ngưng hút thuốc bởi vì chất nicotine có trong thuốc lá sẽ làm co mạch máu khiến cho tim hoạt động vất vả hơn. Bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để giúp giảm nguy cơ biến cố bệnh mạch vành.
  • Thay đổi lối sống là yếu tố quan trọng trong quá trình chữa trị xơ vữa động mạch. Tập thể dục rất cần thiết nhưng cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ tim mạch và tiến hành từng bước. Trong tuần đầu tiên sau khi đặt stent, không nên tham gia bất kỳ một môn thể thao nào, ngoại trừ việc đi bộ trên mặt phẳng. Trước khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện phương pháp trắc nghiệm gắng sức để đạt được mức gắng sức phù hợp, sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về mức hoạt động thể dục khi về nhà.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ đặt stent điều trị bệnh động mạch vành tại Hà Nội
  • Lần đầu tiên đặt stent tĩnh mạch bằng một mũi kim châm