Đại dịch thế kỷ Hiv/Aids bắt nguồn từ đâu?
Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS bắt nguồn từ một loại virus lây từ khỉ sang người. Căn bệnh thế kỷ gây ra cái chết của nhiều người nhất. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV.
Tinh tinh hoang là thủ phạm phát tán căn bệnh thế kỷ AIDS.
1. AIDS bắt nguồn từ đâu?
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, đứng đầu là các nhà khoa học trường Đại học Oxford và trường Đại học Leuven, đã xây dựng lại lịch sử di truyền của chủng HIV-1 nhóm M – một sự kiện cho thấy virus HIV đã lây lan trên toàn lục địa châu Phi và trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng đại dịch HIV bắt nguồn từ Kinshasa (thuộc Congo). Các phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy tổ tiên chung của nhóm M có khả năng cao xuất phát từ vùng Kinshasa vào khoảng năm 1920.
AIDS bắt nguồn từ đâu? HIV-1 chính là nhóm gây đại dịch AIDS, và khi nói nhiễm HIV mà không kèm theo tuýp, tức là đang nói tới HIV-1. Trên thực tế HIV-2 rất ít gặp, chủ yếu loại này thường khu trú tại Tây Phi, ít khi thấy ở nơi khác. HIV-2 có 8 nhóm phụ, từ A đến H. Các chủng HIV-1 có thể được phân thành 3 nhóm như sau: nhóm "M" (major, nghĩa là nhóm chính), nhóm "O" (outlier, nhóm ngoài rìa) và nhóm "N" (new, nhóm mới hoặc non- M non- O).
Theo thống kê, đã có ít nhất 13 lần virus HIV lan truyền từ các loài động vật linh trưởng và khỉ không đuôi đến con người, nhưng chỉ có một trong những lần lan truyền đó dẫn đến đại dịch ở người. Đó chính là lần lây lan virus HIV-1 nhóm M, và kết quả là cho đến nay đã có gần 75 triệu người nhiễm bệnh.
HIV-1 chính là nhóm gây đại dịch AIDS
2. Nguyên nhân căn bệnh HIV/AIDS
Do virus HIV, 1 loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immunodeficiency virus (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người).
Hàng ngày, cơ thể chúng ta nhờ có hệ thống miễn dịch đã chống lại rất nhiều mầm bệnh tất công. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cầu lympho TCD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Khi virus HIV vào cơ thể, chúng chủ yếu xâm nhập vào tế bào CD4, nhân lên trong đó và dần dần phá vỡ các tế bào này. Khi số tế bào CD4 bị phá huỷ càng nhiều so với tế bào mà cơ thể mới sản sinh ra thì khả năng huy động hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại mầm bệnh càng yếu và cơ thể càng dễ mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong vòng nhiều năm.
AIDS bắt nguồn từ đâu? AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV (AIDS là tên viết tắt của 4 từ tiếng Pháp: Acquired, Immuno, Deficiency, Syndrome - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
Giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nặng nề làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong.
Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người.
3.Phòng ngừa bệnh HIV/AIDS
Đường lây truyền HIV
Đường tình dục.
Đường máu.
Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Phòng tránh lây nhiễm HIV
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom) đúng cách.
Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
Không tiêm chích ma túy.
Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%.
Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chung tay phòng và ngăn ngừa dịch HIV/AIDS
4.Một số điều cần biết về điều trị HIV/AIDS
Không có thuốc điều trị khỏi bệnh mà chỉ có thuốc ức chế sự phát triển nhân lên của virus trong máu và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian từ khi bị nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS.
Qua những thông tin chia sẻ trên độc giả đã phần nào hiểu được về aids và biết được adis bắt nguồn từ đâu và cách phòng ngừa hiệu quả.