Con đường lây lan của bệnh bạch hầu bạn cần biết

Bệnh bạch hầy lây qua đường nào. Bệnh bạch hầu lây nhiễm trực tiếp từ người qua người bằng con đường hô hấp hoặc là tiếp xúc trực tiếp với nhau.

Con đường lây lan của bệnh bạch hầu bạn cần biết Con đường lây lan của bệnh bạch hầu bạn cần biết

Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Trực khuẩn bạch hầu sẽ tiết ra độc tố và gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ em, do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu. Vậy bệnh bạch hầu có lây nhiễm không và nếu có thì bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bệnh bạch hầu là căn bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người qua người bằng con đường hô hấp hoặc là tiếp xúc trực tiếp với nhau. Căn bệnh này có thể gây ra viêm nhiễm mũi họng dẫn tới việc khó thở hoặc là tử vong. Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu bị bệnh thì bệnh nhân sẽ bị rối loạn nhịp tim dấn tới suy tim, một vài bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm sẽ dẫn tới bệnh suy tim. Đặc biệt nguy hiểm hơn đó chính là biến chứng của căn bệnh này là gây ra tắc nghẽn đường hô hấp và gây ra hiện tượng tử vong.

vicare.vn-con-duong-lay-lan-cua-benh-bach-hau

Bạch hầu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp

Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Đây là căn bệnh rất dễ để nhận biết ngay từ đầu, bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng, thông thường khi bị bệnh thì giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu hòng, mũi hoặc thanh quản có thể nó sẽ xuất hiện ở da hoặc các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc là bộ phận sinh dục, nếu như trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Điển hình của bệnh bạch hầu đó là triệu chứng sốt nhé, đau họng, khàn tiếng và biếng ăn. Sau đó 2 đến 3 ngày sẽ xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc hai bên của thành họng, nó có màu trắng ngà, màu xám hoặc màu đen. Giả mạc này rất dai, dính và dễ bị chảy máu.

Dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện căn bệnh này đó là bệnh nhân có dấu hiệu khó thở và khó nuốt. Căn bệnh này có thể điều trị khỏi nhưng cũng có thể sẽ trở nên trầm trọng và bị tử vong trong thời gian từ 6 cho tới 10 ngày. Trường hợp để nhận biết bệnh nặng hơn đó chính là bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, sưng to cổ, bị khàn tiếng, khó thở, bị rối loạn nhịp tim và có thể dẫn tới bị liệt cơ thể.

Bệnh bạch hầu có 4 thể lâm sàng đó là bạch hầu họng thể thông thường chiếm 70%, bạch hầu ác tính và bạch hầu thanh quản chiếm 26% và cuối cùng là bạch hầu mũi chiếm 4%.

vicare.vn-con-duong-lay-lan-cua-benh-bach-hau

Bạch hầu thường gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu

Cách phòng chống bệnh bạch hầu

Để có thể không mắc phải căn bệnh này, chúng ta phải phòng chống ngay từ đầu. Và thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

+ Nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầu đủ phối hợp với việc phòng chống bệnh bạch hầu đúng lịch.

+ Đẩm bảo vệ sinh nhà ở, lớp học thông thoáng và sạch sẽ.

+ Nếu có dấu hiệu mắc bệnh thì phải được cách y và đi khám kịp thời.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người bị nghi ngờ là mắc bệnh.

Một số thông tin mà Vicare.vn chúng tôi chia sẻ trên đây đã cho biết bệnh bạch hầu lây qua đường nào sẽ giúp bạn đọc hiểu và có thể có những biện pháp sớm khắc phục để có sức khỏe tốt nhất.

>>> Xem thêm: Kháng độc tố bạch hầu có tác dụng gì?