Con cái có thể mắc những bệnh di truyền nào từ bố mẹ?

Là bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con mình sinh ra được luôn được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng có những trường hợp trẻ mắc phải những căn bệnh di truyền từ bố mẹ, mà ngay cả bản thân các bậc phụ huynh cũng không biết được là mình đang mắc bệnh. Vậy những căn bệnh nào sẽ có yếu tố di truyền sang con cái, và khi mắc phải nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Con cái có thể mắc những bệnh di truyền nào từ bố mẹ? Con cái có thể mắc những bệnh di truyền nào từ bố mẹ?

Để có thể hiểu hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh điểm qua một số bệnh lý có khả năng di truyền dưới đây.

Thiếu máu, bệnh di truyền từ bố mẹ

Bệnh thiếu máu di truyền hay còn được gọi là bệnh thalassaemia, đây là căn bệnh di truyền từ bố hay mẹ hoặc do cả hai người cùng mắc phải. Căn bệnh này sẽ gây ra việc giảm sản xuất hoặc tạo ra các huyết sắc tố bất thường, dẫn đến tình trạng phá hủy hồng cầu.

Khi mắc bệnh này, thường chỉ ở mức độ thiếu máu nhẹ và có thể thay đổi. Ở tình trạng nặng nhất, thì thai nhi trong bụng mẹ sẽ có thể bị chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh. Nếu sau khi sinh, cả hai gen beta của bé đều bị đột biến thì tình trạng này sẽ rất nghiêm trọng, cần phải được điều trị liên tục và truyền máu thường xuyên. Nếu không được điều trị phù hợp thì nguy cơ tử vong là rất cao.

vicare.vn-cac-benh-di-truyen-o-bo-me-con-co-the-mac-phai

Nếu bố mẹ mắc phải bệnh thiếu máu có thể khiến cho cả hai gen beta của bé đều bị đột biến

Bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông - Hemophilia là căn bệnh di truyền đặc biệt chỉ xảy ra phổ biến đối với nam giới, vì căn bệnh này chỉ nằm trên những nhiễm sắc thể X. Nam giới có nhiễm sắc thể là XY vì vậy khi nhận nhiễm sắc thể X từ mẹ thì sẽ có biểu hiện bệnh, còn nữ giới có nhiễm sắc thể là XX thì rất khó mắc phải trừ khi cả bố lẫn mẹ đều mang gen bệnh.

Khi đó, sinh trẻ em sinh có nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này. Nếu như trẻ bị một chấn thương có thể gây ra xuất huyết không thể kiểm soát, lúc này máu sẽ chảy vào các khớp gây đau dữ dội có thể dẫn tới tàn tật, còn nếu như chảy máu vào não có thể gây tử vong.

Bệnh mù màu

Mù màu là căn bệnh di truyền, ảnh hưởng lớn đến con cái thế hệ sau. Khi trẻ được sinh ra sẽ mắc phải tình trạng rối loạn sắc giác, nên sẽ không phân biệt được một số loại màu. Căn bệnh mù màu do di truyền vẫn chưa có cách điều trị khỏi.

Bệnh mù màu cũng giống như bệnh máu khó đông, vì đều xảy ra trên nhiễm sắc tể X nên làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng của mắt. Nam giới mang nhiễm sắc thể XY, khi nhận được gen X từ người mẹ thì chắc chắn sẽ mắc bệnh mù màu. Còn con gái mang sắc thể XX sẽ biểu hiện bệnh, khi cả bố và mẹ đều có gen mù màu.

vicare.vn-cac-benh-di-truyen-o-bo-me-con-co-the-mac-phai

Nếu bố mẹ mắc phải căn bệnh mù màu thì nguy cơ con sẽ bị mù màu là rất cao

Bệnh bạch tạng

Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương - Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM cho biết bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do đột biến gen lặn. Tức là một đứa trẻ sinh ra nếu bị bệnh bạch tạng là do hiện tượng đồng hợp tử về gen lặn do cả bố và mẹ đều mang gen lặn của bệnh bạch tạng.

Bệnh này sẽ làm cho da người không có melanin, nên sẽ bị giảm hoặc mất hẳn sắc tố. Khi trẻ sinh ra sẽ có dấu hiệu bệnh rõ ràng, nếu cả bố và mẹ đều mang gen lặn này. Và khi đó, bé sẽ rất dễ nhạy nắng và nguy cơ ung thư da là rất cao nếu như ra nắng thường xuyên. Ngoài ra còn mắc phải chứng giảm thị lực hay bị rối loạn thị giác.

Với những căn bệnh di truyền mà HoiBenh vừa đề cập ở trên, dù cho nguyên nhân dẫn đến là do các đột biến ở gen hay nhiễm sắc thể thì mong rằng các bậc phụ huynh đã có cho mình những kiến thức nhất định. Cách tốt nhất hiện nay để có thể sinh con ra một cách khỏe mạnh, là các ông bố bà mẹ nên kiểm tra sức khỏe của cả vợ và chồng trước khi có ý định mang thai. Từ đó sẽ nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ, để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu.