Còi xương ở trẻ sơ sinh có đang lo hay không?
Hầu hết trẻ em Việt Nam có độ tuổi từ 0 - 6 tháng tuổi đều thiếu canxi gây ra tình trạng còi xương. Nhưng cũng vì lý do bệnh lý này quá phổ biến các bậc cha mẹ thường coi thường và nghĩ chứng còi xương ở trẻ sơ sinh sẽ hết khi trẻ lớn lên và phát triển tầm vóc. Tuy nhiên còi xương khá nguy hiểm và gây nhiều rắc rối cho bé.
Còi xương ở trẻ sơ sinh có đang lo hay không?
Chứng còi xương ở trẻ sơ sinh - không thể coi thường
Chứng còi xương ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong do biến dạng xương và nhiễm khuẩn dẫn đến viêm phổi cấp tính. Không phải bậc cha mẹ nào cũng đánh giá được bệnh và độ nguy hiểm của bệnh cho đến khi trẻ rơi vào tình trạng còi xương, gầy gò mất kiểm soát.
Quan trọng nhất, bệnh còi xương không chỉ diễn ra ở trẻ gầy và sinh thiếu tháng. Có rất nhiều trẻ nhẹ cân nhưng hệ xương lại vô cùng chắc khỏe còn những trẻ mập mạp tăng cân đều lại mắc chứng còi xương suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân chính của chứng còi xương ở trẻ sơ sinh là thiếu hụt Vitamin D, điều này không hề có kiên quan đến tỷ lệ cân nặng cũng như dáng dấp của trẻ.
Các bệnh trẻ có thể mắc phải khi bị còi xương
Chứng còi xương ở trẻ sơ sinh rất dễ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm:
- Suy hô hấp là chứng bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chú yếu là do thay đổi thời tiết và viêm phổi nhưng còn một nguyên nhân khác gây ra bệnh, đó chính là chứng còi xương xuy dinh dưỡng. Do thiếu Vitamin D để tổng hợp Canxi nên hầu hết các cơ quan trong cơ thể trẻ đều hoạt động yếu đi, đặc biệt là phổi. Hầu hết trẻ sơ sinh phải nhập viện vì suy hô hấp không thể tự thở đều kèm theo triệu chứng của bệnh còi xương và thiếu Vitamin D.
- Bệnh tim là một trong những bệnh liên quan khá nhiều đến tình trạng còi xương ở trẻ. Gần như mọi trẻ mắc còi xương đều có hệ tim mạch yếu, dễ dẫn đến tình trạng suy tim nếu như thiếu Vitamin D trong thời gian dài.
- Ngoài bệnh lý trầm cảm thì chứng còi xương ở trẻ sơ sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Nếu như trẻ nhà bạn lờ đờ, yếu ợt, chậm mọc răng, rụng tóc, chậm lẫy hay chậm nói thì rất có thể cơ thể trẻ đang thiếu Canxi trầm trọng. Chứng còi xương ở trẻ sơ sinh làm cho quá trình mọc răng sữa chậm lại, từ đó sinh ra chứng nói chậm và khó khăn khi tập nói ở trẻ.
Các cách phòng và điều trị còi xương
Để điều trị chứng còi xương ở trẻ sơ sinh bạn nên xin ý kiến bác sĩ cho dùng thuốc bổ sung Vitamin D nếu cần thiết. Các loại thuốc này cung cấp lượng Vitamin D vừa đủ cho cả mẹ và bé trong thời gian bé còn bú mẹ cũng như trong thời gian bé bắt đầu ăn dặm và phát triển cơ thể.
Làm phong phú thực đơn của mẹ bằng các loại thức ăn giàu canxi như tôm, cua, cá. Các loại thực phẩm này nên được nấu kèm với các loại rau để quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra trơn tru hơn. Bạn cũng nên tìm nhiều cách chế biến để không bị ngán cũng như kích thích vị giác hơn khi ăn. Trẻ sơ sinh gần như hoàn toàn lấy chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nên mẹ cần chú ý đảm bảo ăn đủ bữa.
Chứng còi xương ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do thiếu Vitamin D nên ngoài đầu tư cho bữa ăn bạn cùng nên cùng trẻ phơi nắng để nạp nguồn Vitamin miễn phí từ ánh ắng mặt trời. Thời gian tắm nắng mùa hè là từ 6h30 đến 8h30 sáng, mùa đông là từ 7h đến 9 giờ sáng. bạn cũng có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi chiều tối từ 5h giờ 6 giờ chiều.
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà linh động thời gian tắm nằng. Với trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tháng tuổi, bạn chỉ nên tắm nắng 30 phút mỗi ngày để đảm bảo bé không bị nhiễm tia độc hại cũng như không bị say nắng, cháy da.