Có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà không?

Trung bình khoảng 12% phụ nữ đang mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể chữa khỏi sau khi phụ nữ sinh con và không ảnh hưởng đến thai nhi, nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị theo đúng liệu trình của bác sĩ. Thường thì bác sĩ sẽ gợi ý cho thai phụ tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ vào tuần 24-28.

Có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà không? Có thể xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà không?

Vậy chẩn đoán bệnh này có dễ không và có thể xét nghiệm tại nhà không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường nói chung là bệnh khi chỉ số đường trong máu cao liên tục. Nguyên nhân gây bệnh là do hoóc môn insulin không thể điều hòa được đường trong máu. Trong cơ thể bình thường, insulin được tiết ra trong và sau khi ăn, để đưa đường mới được hấp thụ vào máu vào trong các tế bào. Khi insulin không hoạt động, đường không thể vào trong tế bào. Đường trong máu liên tục cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường khi xuất hiện trong thời kỳ mang thai được gọi là tiểu đường thai kỳ. Phần lớn tiểu đường thai kỳ là bệnh tạm thời, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng insulin thì sau khi sinh em bé sẽ hết.

Tiểu đường thai kỳ có thể không có biểu hiện gì rõ ràng. Một số biểu hiện phụ nữ mang thai có thể có là thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, bản thân việc mang bầu cũng đã khiến phụ nữ hay phải đi tiểu nhiều rồi. Vậy nên các bác sĩ thường kiểm tra tiểu đường thai kỳ cho các bà bầu vào khoảng tuần 24-28 của thai kỳ.

vicare.vn-co-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-tai-nha-khong-body-1

Làm thế nào để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ tại nhà?

Có hai phương pháp để xét nghiệm đường trong máu: xét nghiệm máu lúc đói và nghiệm pháp dung nạp glucose. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có dịch vụ lấy máu tại nhà để xét nghiệm đường trong máu khi đói. Tuy nhiên, với nghiệm pháp dung nạp glucose, thai phụ phải đến bệnh viện mới có thể thực hiện được. Phương pháp xét nghiệm này cũng sẽ cho kết quả chính xác hơn là chỉ xét nghiệm máu khi đói.

Phương pháp dung nạp glucose được thực hiện như sau:

  • Trong ba ngày trước khi xét nghiệm, các bà bầu ăn uống như bình thường. Tránh dùng các thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chặn beta giao cảm ít nhất ba ngày trước khi xét nghiệm. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thuốc này nếu bạn không rõ.
  • Không ăn gì từ 10-14 tiếng trước khi bắt đầu nghiệm pháp. Thường quá trình xét nghiệm sẽ được làm vào buổi sáng.
  • Lấy máu lần thứ nhất khi còn đói.
  • Cho bà bầu uống nước đường chứa 75 gram glucose trong vòng năm phút.
  • Lấy máu lần thứ hai và thứ ba vào thời điểm một và hai giờ sau khi dung nạp glucose.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào?

Nếu mẹ chú ý đến chế độ ăn và sử dụng insulin theo chỉ dẫn của bác sĩ thì em bé sẽ không bị tiểu đường khi sinh ra. Mẹ cũng sẽ hết tiểu đường thai kỳ sau khi sinh con.

Nếu không được điều trị kịp thời, chỉ số đường huyết cao của mẹ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi:

  • Tăng khả năng thai nhi bị dị tật.
  • Thai to có thể bị chấn thương khi sinh.
  • Trẻ có thể bị tiểu đường về sau.
  • Có thể bị rối loạn chuyển hóa sau khi sinh như hạ đường huyết đột ngột, do thai đã quen với đường huyết cao trong bụng mẹ. Các chỉ số khác cũng có thể bị rối loạn.
vicare.vn-co-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-tai-nha-khong-body-2

Cần chú ý gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

  • Bà bầu cần chú ý để có một chế độ ăn lành mạnh, đủ các chất: chất bột, chất đạm, chất béo và chất xơ. Giảm ăn chất bột, tăng ăn chất xơ và chất đạm để giảm đường trong máu.
  • Không tăng cân trong thai kỳ một cách đột ngột.
  • Kết hợp hoạt động thể lực phù hợp. Các bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để tìm các bài tập thể dục cho thời gian mang thai. Tập thể dục có rất nhiều lợi ích đối với quá trình mang thai, ví dụ như giảm căng thẳng, tăng sức khỏe, giúp cho việc sinh con thuận lợi hơn và nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
  • Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm insulin để điều hòa đường trong máu, nếu các biện pháp trên không có kết quả.
  • Sau khi sinh, mẹ nên đến bác sĩ xét nghiệm đường huyết thường xuyên để đảm bảo bệnh tiểu đường thai kỳ đã khỏi hẳn.

Bệnh tiểu đường thai kỳ dễ gặp ở các phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ kiểm tra đường huyết cho các thai phụ. Mặc dù có thể lấy máu xét nghiệm tại nhà, nhưng để có kết quả chính xác nhất, các bà bầu phải đến bệnh viện kiểm tra.

Xem thêm:

  • Tiểu đường thai kỳ - mối nguy cho cả mẹ và thai nhi
  • Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?