Có thể sinh thường được không sau khi bạn đã có vết mổ đẻ từ trước?
Đã sinh mổ thì không thể sinh thường, quan niệm này bấy lâu nay tồn tại như một mặc định khiến nhiều người muốn sinh thuận tự nhiên ở lần tiếp theo cũng đành ngậm ngùi bỏ qua. Điều đó, khiến em bé sinh ra phải chịu nhiều thiệt thòi.
Có thể sinh thường được không sau khi bạn đã có vết mổ đẻ từ trước?
Người chọn sinh mổ lần 2 khá nhiều
Theo tờ Dương Tử, qua tìm hiểu tại bệnh viện Bà mẹ trẻ em Thành phố Nam Kinh (Trung Quốc), Bác sĩ Ô Lan, Phó chủ nhiệm Khoa Sản bệnh viện này cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường. Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này.
Cô Trịnh 32 tuổi, đang mang thai lần 2 được 7 tháng, con đầu của cô, bé Dương Dương bị chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cảm giác, phải đến bệnh viện tập luyện. Sau khi tìm hiểu các tài liệu và tư vấn liên quan, cô Trịnh cho rằng điều này có liên quan đến việc bé Dương Dương được sinh mổ. Khi mang thai con thứ 2, cô cảm thấy sinh tự nhiên tốt cho em bé hơn, nhưng không biết đã trải qua sinh mổ lần 1, lần 2 liệu có sinh thường được không, nên đã đến bệnh viện xin tư vấn.
Bác sĩ Ô Lan cho biết: “Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”. Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều". (Theo Zing)
Người chọn sinh mổ lần 2 khá nhiều
Theo tờ Dương Tử, qua tìm hiểu tại bệnh viện Bà mẹ trẻ em Thành phố Nam Kinh (Trung Quốc), bác sĩ Ô Lan, Phó chủ nhiệm Khoa Sản bệnh viện này cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường. Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này.
Cô Trịnh 32 tuổi, đang mang thai lần 2 được 7 tháng, con đầu của cô, bé Dương Dương bị chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cảm giác, phải đến bệnh viện tập luyện. Sau khi tìm hiểu các tài liệu và tư vấn liên quan, cô Trịnh cho rằng điều này có liên quan đến việc bé Dương Dương được sinh mổ. Khi mang thai con thứ 2, cô cảm thấy sinh tự nhiên tốt cho em bé hơn, nhưng không biết đã trải qua sinh mổ lần 1, lần 2 liệu có sinh thường được không, nên đã đến bệnh viện xin tư vấn.
Bác sĩ Ô Lan cho biết: “Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”. Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều".
Một yếu tố nữa mà bác sĩ Hoa cho rằng cũng cần phải lưu tâm, đó là số lần sinh mổ trước đó. Thực tế, nếu đã sinh mổ từ 2 lần trở nên thì việc lần sinh thường thứ 3 sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu thai to quá hoặc thai sinh đôi thì cũng không nên sinh thường.
Cho dù sản phụ có thể đáp ứng được tất cả các vấn đề trên thì trong quá trình chuyển dạ, nếu cơn đau tử cung là cường tính (đau mạnh, dữ dội) thì sẽ buộc phải sinh mổ, vì nếu gắng sức rất dễ bị bục vết mổ cũ.
Bác sĩ Hoa nói thêm, mặc dù sinh thường sau sinh mổ là việc hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao. Việc trước đó bác sĩ tiên lượng là có thể sinh thường được, nhưng đến phút cuối lại kết luận không thể cũng là việc bình thường, không có gì mẫu thuẫn vì nó phải phụ thuộc vào diễn tiến của thai nhi tại thời điểm đó. Nếu cố sức sinh thường, bạn có thể thành công, song nếu thất bại thì chuyện gì sẽ xảy ra? Thế nên, trong những lúc thập tử nhất sinh như vậy, tốt nhất nên nghe theo chỉ định của những người có chuyên môn.
Sinh thường sau khi mổ đẻ như thế nào là không an toàn
- Thời điểm dưới 16 tháng sau khi mổ có thai lại được gọi là "vết mổ cũ" mới. Vết mổ này có nhiều nguy cơ nứt trong thai kỳ nên bác sĩ có thể chỉ định mổ lại khi chuyển dạ.
- Nếu có tình trạng nhiễm trùng sau mổ thì có khả năng vết mổ không lành tốt và có nhiều nguy cơ nứt vết mổ khi có thai lần hai cho nên những trường hợp này luôn có chỉ định mổ lại.
- Đường mổ trong tử cung, nếu là mổ được dọc thân tử cung thì phải mổ lại vì nguy cơ nứt vết mổ cao hơn là những vết mổ ngang.
Thực tế nếu cố tình đẻ thường sau lần trước đẻ mổ mà không đủ điều kiện sẽ rất nguy hiểm vì có thể sảy ra rất nhiều tai biến nghiêm trọng tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy thường sau 3 - 5 năm để mang bầu trở lại, lúc này vết mổ hoàn toàn lành lặn sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Lời chia sẻ từ người bệnh với bác sĩ chuyên khoa sản - Bệnh viện Từ Dũ
"Tôi năm nay 28 tuổi. Tôi sinh mổ ngày 29/12/2012, bé gái nặng 3.3kg (con đầu lòng), sinh mổ vì nguyên nhân: huyết áp cao và đo k thấy cơn co. Trong quá trình mang thai tôi tăng cân nhiều (hồi trước tôi rất gày 43kg, cao 1m60, đến lúc lên bàn mổ nặng 66.5kg, tuy nhiên không bị tiểu đường thai nghén. Ban đầu thăm khám định kỳ thì ngày dự sinh của tôi vào 31/12/2012. Vào tuần thai thứ 29 tôi đi khám thai, đo huyết áp 150 nên bác sĩ chỉ định vào viện theo dõi, tuy nhiên khi nhập viên xong tôi được đo lại huyết áp trong suốt 3 ngày ở viện thì chỉ 125 lần cao nhất chỉ 130 và k phải dùng thuốc điều trị nào. Những lần sau đó huyết áp bình thường. Đến ngày 27/12 tôi đến viện khám thì lại đo huyết áp 155 vì vậy bác sĩ chỉ định tôi sinh mổ để tránh trường hợp tiền sản giật. Tôi lại tiếp tục phải vào nằm viện, tuy nhiên lại một lần nữa tôi đo huyết áp thì thường xuyên là 120 hoặc 130. Duy nhất một lần lên 140, y tá đưa thuốc uống để hạ huyết áp. Sau đó được kết luận là đã bình ổn huyết áp. Bác sĩ nói có thể do tâm lý nên tôi mới tăng huyết áp. Ngoài ra, trong thời gian nằm viện tôi nằm chạy test monitor thì không thấy cơn co. Thai cũng ở vị trí cao, chứ chưa xuống thấp. Thai thuận và không có gì bất thường, nhiều lần siêu âm đều ối bình thường. Sáng ngày 28/12, tôi có ra một chút dịch nhày màu nâu hồng. Tuy nhiên cả ngày hôm đó tôi không có cơn đau bụng nào cả. Sáng ngày 29/12 tôi lại tiếp tục thấy ra một chút dịch nhày như vậy và cũng không hề thấy đau bụng. Vì vậy đến chiều ngày 29/12 gia đình quyết định cho tôi đẻ mổ luôn để an toàn. Bác sĩ trực tiếp mổ cho tôi hôm đó trước khi mổ có nói với tôi là " Hông của em rất to, tại sao lại đẻ mổ thế này, sao không đẻ thường". Do lúc đó tôi cũng lo lắng vì từng có lúc đo huyết áp cao và mãi không thấy có cơn co sau khi đã có máu báo (dịch nhày màu nâu hồng), nên đã quyết định tiếp tục ca đẻ mổ. Hiện tôi mong muốn lần sinh tiếp theo có thể sinh thường. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi khi nào tôi có thể có thai trở lại và trường hợp như của tôi thì lần sinh con sau có cơ hội sinh thường được hay không ? Xin cảm ơn."
Thông tin được tổng hợp từ website Benhvientudu
ThS. Bác sĩ Ngô Thị Yên - Bệnh viện Từ Dũ trả lời thắc mắc: Với phương pháp mổ ngang đoạn dưới như hiện nay, phụ nữ đã có mổ lấy thai một lần thường được khuyên ngừa thai khoảng 12 tháng sau đó.
Có rất nhiều trường hợp sau mổ lấy thai lần đầu nhưng sẽ sinh thường vào lần mang thai sau. Đó là khi các nguyên nhân phải mổ lấy thai lần trước không còn nữa ở lần mang thai sau và thai nhi của lần sau không có các chỉ định phải mổ lấy thai. Trường hợp của chị là một ví dụ. Nếu khi mang thai lần sau, chị và thai nhi không có các triệu chứng như lần trước thì chị hoàn toàn có thể được theo dõi sanh thường, trừ khi trong quá trình theo dõi thai kỳ hoặc trong chuyển dạ phát hiện các chỉ định phải mổ lấy thai khác như: tim thai suy, bất xứng do con to, do ngôi thai không tốt...
Với nội dung được tổng hợp từ HoiBenh, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết để việc mang thai vẹn tròn hơn.
Xem thêm:
- Những biến chứng khi sinh thường cực nguy hiểm cần lưu ý
- Ca sinh mổ thường kéo dài trong bao lâu?