Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh miếng?

Tampon là loại băng vệ sinh có dạng ống nhỏ, bằng đầu ngón tay, cách dùng đưa trực tiếp vào sâu trong âm đạo để giúp thấm hút những ngày kinh nguyệt. Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh miếng? là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm thời gian gần đây. Cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.

Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh miếng? Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh miếng?

Tampon là loại băng vệ sinh có dạng ống nhỏ, bằng đầu ngón tay, cách dùng đưa trực tiếp vào sâu trong âm đạo để giúp thấm hút những ngày kinh nguyệt. Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh miếng? là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm thời gian gần đây. Cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.

Cấu tạo và cơ chế hoạt động của tampon

Tampon là sản phẩm được sử dụng để hấp thụ dòng chảy kinh nguyệt của bạn. Chúng được làm bằng bông mềm ép với nhau để tạo miếng bông hình trụ, để chúng có thể dễ dàng chèn vào trong lỗ âm đạo. Tampon có tất cả các kích cỡ và độ hấp thụ khác nhau. Bạn có thể mua chúng ở hầu hết các tiệm thuốc tây và cửa hàng tạp hoá.

Chất liệu của tampon thường được làm từ các chất liệu bông trắng nguyên chất hoặc kết hợp với sợi nhân tạo, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho bạn gái.

Tampon là một loại băng vệ sinh cải tiến, có hình trụ nhỏ, được đặt vào trong âm đạo. Tampon có tác dụng thấm hút máu kinh nguyệt trong âm đạo, không cho rò rỉ ra bên ngoài. Mỗi tampon còn có một sợi chỉ nhỏ bên ngoài để giúp bạn dễ dàng lấy tampon ra khỏi âm đạo mà không cần dùng ngón tay đưa sâu vào cô bé.

vicare.vn-co-nen-dung-tampon-thay-cho-bang-ve-sinh-mieng-body-1

Có nên dùng tampon thay cho băng vệ sinh miếng?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ ưu điểm, nhược điểm của tampon và băng vệ sinh.

1. Băng vệ sinh

Băng vệ sinh là một trong những dạng thức vệ sinh dành cho phụ nữ lâu đời nhất và vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Ưu điểm

  • Chất liệu được làm từ mặt bông cho da nhạy cảm, mặt lưới khô thoáng thấm hút tốt, chiều dài, cấu tạo.
  • Băng vệ sinh rẻ nhất, dễ mua nhất, công ty sản xuất được trong nước, nên phù hợp với phần đông phụ nữ Việt.
  • Không như các nước phương Tây phát triển đề cao tính tiện lợi tuyệt đối khi vận động thể chất và khả năng giải phóng vùng kín, khi khảo sát người tiêu dùng Việt Nam thì nhiều người cho rằng băng vệ sinh tiện dụng nhất.
  • Việc tới kỳ kinh là bất chợt, nên người ta thường dùng băng vệ sinh vì có thể dễ tìm thấy ở bất cứ tạp hoá nào.
  • Hơn nữa tâm lý phụ nữ Việt Nam nói chung thường không muốn thay đổi.
  • Một ưu điểm khác đó là băng vệ sinh có thể sử dụng giữa các kỳ kinh nguyệt, với dạng thức hàng ngày.

Nhược điểm

  • Không thân thiện với môi trường: trung bình một năm 1 phụ nữ sẽ thải ra môi trường gần 350 miếng băng vệ sinh (gần 35 gói băng vệ sinh) và đòi hỏi lượng cây để sản xuất giấy, bông cho một lượng tương tự, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
  • Không thuận tiện cho các hoạt động thể chất: đặc biệt là các bộ môn thể thao dưới nước
  • Dễ gây ngứa, kích ứng, viêm nhiễm, mùi: khi máu tiếp xúc với không khí sẽ tạo mùi, độ ẩm trên bề mặt băng vệ sinh và việc không thay rửa thường xuyên sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, chưa kể chất liệu hay mùi hương của băng vệ sinh có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng hay ngứa ngáy.
  • Không thể bảo vệ tuyệt đối những ngày nhiều hoặc khi đi ngủ: dù rằng có băng vệ sinh ban đêm dài hơn hay những băng vệ sinh dành cho những ngày nhiều với khả năng thấm hút nhiều hơn nhưng vẫn không thể đảm bảo bạn không bị trào hay dây ra ngoài.

2. Dùng tampon trong kỳ kinh nguyệt

Ưu điểm

  • Nhỏ gọn: So với băng vệ sinh dạng miếng, tampon nhỏ gọn hơn, dễ cất giữ hơn, rất tiện lợi khi mang theo ra ngoài.
  • Sạch sẽ: Dùng tampon chị em không cảm thấy nhiều về dòng chảy của kinh nguyệt, nó lại thấm hút ngay từ bên trong âm đạo nên cảm giác cơ thể sẽ sạch sẽ hơn, tự tin hơn.
  • Tiện dụng: Sử dụng tampon chị em có thể thoải mái diện những bộ đồ màu sáng, đồ bó sát và vô tư hoạt động mạnh mà không lo "bị lộ" hay "rò rỉ". Nếu chị em nào thích và có thói quen bơi lội thường xuyên thì vẫn vô tư xuống nước khi dùng tampon ngày đèn đỏ nhé.
  • Không gây mùi: Nếu băng vệ sinh dạng miếng để quá lâu sẽ sinh mùi thì tampon hạn chế tình trạng đó khá tốt. Tuy nhiên, dù thế nào thì bạn cũng nên thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/lần là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho vùng kín.
vicare.vn-co-nen-dung-tampon-thay-cho-bang-ve-sinh-mieng-body-2

Nhược điểm

  • Khó nhận biết lúc nào cần thay băng: Vì không nhìn thấy được độ thấm hút của tampon nên chị em cần nhớ thời gian để thay mới, đồng thời chọn loại tampon có độ thấm hút tương thích với ngày kinh nguyệt. Nếu bạn để quên, tampon cũng có thể để lại vết dơ dính trên quần áo.
  • Khó sử dụng nếu chưa quen: So với băng vệ sinh dạng miếng thì tampon sử dụng phức tạp hơn, phải cẩn trọng khi đưa vào âm đạo để tránh gây đau hay tổn thương. Chị em mới sử dụng lần đầu sẽ hơi lo sợ, nhưng sau 1 vài lần sẽ thấy đơn giản.
  • Có thể gây viêm nhiễm nếu không dùng đúng cách: Vì được đưa trực tiếp vào âm đạo và thấm hút kinh nguyệt ngay từ bên trong cơ thể nên so với băng vệ sinh miếng thì tampon tăng khả năng ảnh hưởng đến môi trường âm đạo hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không dùng đúng cách.
  • Hội chứng sốc nhiễm độc: Dùng tampon sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng này trong trường hợp sử dụng loại tampon có độ thấm hút quá cao khiến âm đạo bị khô, hay để tampon lâu quá 8 tiếng trong âm đạo tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.

Như vậy, nếu bạn thích sự kín đáo, tiện dụng hay cần vận động mạnh, chơi thể thao thì tampon sẽ là lựa chọn tốt hơn. Nhưng so về tính an toàn thì băng vệ sinh miếng vẫn là lựa chọn an toàn.

Dù chọn loại băng vệ sinh nào thì việc chủ động giữ gìn vệ sinh cá nhân, thay băng vệ sinh sau 4 tiếng (với băng vệ sinh miếng) hay 4 - 6 tiếng (với tampon) sử dụng để bảo vệ cô bé khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn.

Chị em lưu ý thêm, vì tampon có thể gây tổn thương đến màng trinh trong quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu bạn chưa quan hệ tình dục và muốn bảo vệ “màng trinh” của mình thì không nên mạo hiểm sử dụng phương pháp này.

Xem thêm:

  • Đau đầu trong ngày đèn đỏ có đáng lo?
  • Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày là gì?
  • Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào đến ngày nào?