Có nên cho trẻ em ăn thạch hay không?

Thạch rau câu, thạch sữa chua, thạch hoa quả,... đều là những món ăn khoái khẩu của các em nhỏ nhờ hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà chúng đem lại. Tuy nhiên có không ít trường hợp trẻ em bị hóc thạch dẫn đến tử vong khiến các bậc phu huynh không khỏi hoang mang. Vậy có nên cho trẻ em ăn thạch hay không? Xử lý như thế nào khi trẻ bị hóc thạch?

Có nên cho trẻ em ăn thạch hay không? Có nên cho trẻ em ăn thạch hay không?

Có nên cho trẻ em ăn thạch không?

Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào đều rất thích ăn thạch. Do đó, nhiều phụ huynh vẫn thường xuyên cho con ăn như một món ăn vặt bởi hầu hết trên bao bì của các loại thạch này đều được ghi những tên như: thạch hoa quả, thạch sữa chua,.... khiến nhiều người lầm tưởng rằng những loại thạch này có thành phần làm từ hoa quả, chứa nhiều vitamin tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế thạch không phải là một món ăn bổ dưỡng như chúng ta thường nghĩ. Thành phần chủ yếu của thạch là đường, bột agar, chất nhũ hóa sodium alginate, phẩm màu, hương liệu,..... Đây đều là những chất không tốt cho sức khỏe và có thể gây hại nếu ăn nhiều.

  • Trẻ em nếu ăn quá nhiều thạch sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein trong cơ thể, ngăn chặn sự hấp thu các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm. Nếu ăn nhiều thạch trong thời gian dài, trẻ sẽ dần có vị giác khác thường, từ đó khiến trẻ nghiện ăn những thực phẩm có vị khác thường.
  • Hệ bài tiết và chức năng đào thải độc tố của gan, thận trong cơ thể trẻ em vẫn còn kém, do đó ăn nhiều thạch sẽ khiến cho độc tố tích tụ lại trong cơ thể, tác động xấu đến quá trình trao đổi chất, từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, các độc tố này có thể tác động, làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày.
vicare.vn-co-nen-cho-tre-em-thach-hay-khong

Hằng năm, các bệnh viện phải tiếp cận rất nhiều các ca hóc dị vật của trẻ, trong đó hóc thạch là loại nguy hiểm nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất với dạng hình trụ. Thói quen của nhiều người khi ăn thạch thường hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch để thạch được đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, làm như vậy thạch sẽ bị đẩy ra rất nhanh và mạnh, có thể trôi tuột vào bên trong cuống họng gây hóc, ngạt thở rất nguy hiểm.

Khi trôi vào cuống họng, do tính chất mềm nên thạch có thể rất dễ dàng thay đổi hình dáng, bám chặt vào đường thở, gây tắc thở và có thể tử vong ngay lập tức. Không những vậy, trong quá trình xử lý, dụng cụ gắp thạch cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi xuống sâu vào bên trong đường thở, gây khó khăn hơn trong việc cấp cứu.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, các loại thạch không rõ nguồn gốc xuất xứ có khả năng sẽ sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp để tạo màu, tạo mùi, tạo độ dai,... cho sản phẩm, nếu để trẻ ăn nhiều cũng có thể gây ngộ độc.

Thạch vừa là một món ăn không những không mang lại chất dinh dưỡng gì cho trẻ mà lại vừa gây nguy hiểm. Do vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn thạch, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi và cần phải ăn dưới sự giám sát của người lớn. Mặc dù trẻ em rất thích ăn đồ ngọt nhưng không vì thế mà bạn nuông chiều trẻ, cho trẻ ăn thạch bởi khi bị hóc thạch thì sẽ rất khó xử lý.

vicare.vn-co-nen-cho-tre-em-thach-hay-khong1

Làm thế nào khi trẻ bị hóc thạch?

Khi để trẻ ăn thạch cần phải có sự giám sát của người lớn bên cạnh và tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tuổi ăn. Trong trường hợp trẻ bị hóc thạch, ngay lập tức cha mẹ hoặc người thân phải tiến hành sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Bạn có thể sử dụng thủ thuật Heimlich để lấy dị vật ra khỏi đường thở, tuyệt đối không được cố dùng tay móc dị vật ra ngoài vì có thể khiến cho miếng thạch ngày càng đi sâu vào bên trong hơn, từ đó làm bít hết đường thở của trẻ, gây tử vong nhanh hơn.

Cách thực hiện thủ thuật Heimlich:

  • Bước 1: Đứng phía sau trẻ với tư thế 1 chân trước, 1 chân sau, chân trước lồng vào giữa 2 chân của trẻ.
  • Bước 2: Vòng tay ra trước, quàng lấy bụng trẻ, lòng bàn tay úp xuống, bàn tay ngoài nắm chặt vào nắm đấm của bàn tay trong, áp sát vào vùng bụng trên, ngay dưới xương ức của trẻ.
  • Bước 3: Giật thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, liên tục 4-5 lần. Thực hiện động tác thật dứt khoát. Chú ý không được đè ép vào lồng ngực của trẻ. Dị vật sẽ được đưa ra ngoài.

Sau khi thực hiện, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp thực hiện phương pháp Heimlich mà miếng thạch vẫn chưa ra khỏi đường thở, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng gắp dị vật ra ngoài, tránh trường hợp xấu nhất xảy đến với trẻ.

Xem thêm :

  • Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em
  • Tác hại chưa ai biết của nước tăng lực: Trẻ em không nên uống
  • Bệnh áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?