Có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy?

Trong các loại củ và bột gia vị thì củ nghệ có tác dụng rất lớn trong điều trị bệnh ở cơ thể bởi nó cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, E, K, cung cấp natri, kali, đồng, sắt, calci, kẽm và magie. Đặc biệt, nghệ được dùng làm nguyên liệu hoặc bài thuốc dùng để điều trị vết thương, trị sẹo. Vậy có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy?

Có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy? Có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy?

Trong các loại củ và bột gia vị thì củ nghệ có tác dụng rất lớn trong điều trị bệnh ở cơ thể bởi nó cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, E, K, cung cấp natri, kali, đồng, sắt, calci, kẽm và magie. Đặc biệt, nghệ được dùng làm nguyên liệu hoặc bài thuốc dùng để điều trị vết thương, trị sẹo. Vậy có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy? HoiBenh sẽ cùng độc giả tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.

Những công dụng bất ngờ từ nghệ

Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là loại củ tốt hơn cả. Trong thân rễ của nghệ vàng có chứa tinh dầu và chất curcumin. Nghệ vàng được chia thành hai vị thuốc. Thân rễ to của nghệ vàng có tên gọi là khương hoàng, những củ nhỏ thì mọc ra từ thân rễ được gọi là uất kim. Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, thông kinh, phá huyết ứ, chỉ thống, tiêu mủ và sinh cơ. Do đó, nó dùng để trị kinh nguyệt không đều, đau tức sườn ngực, bế kinh, khó thở, phụ nữ sau sinh bị máu xấu không sạch, ứ huyết, kết hòn kết cụ, sang chấn, bị té ngã, vết thương lâu liền miệng... Chỉ cần mỗi ngày dùng khoảng 6 – 12g nghệ vàng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột là sẽ đỡ.

vicare.vn-co-nen-boi-nghe-khi-vet-thuong-vua-dong-vay-1

Khác với khương hoàng, uất kim có vị cay, đắng hơi ngọt, tính hàn, có công năng hành khí, thanh tâm, giải uất, lương huyết và hóa ứ. Uất kim được dùng đề trị chứng can khí uất kết, tắc mật, viêm gan mật, xuất huyết đường tiêu hóa, huyết ứ. Chỉ cần dùng 3 – 9g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột là được.

Hai vị thuốc này, trên thực tế người ta hay dùng lẫn với nhau. Thế nhưng, để phát huy được hết hiệu quả điều trị, cần phải biết rằng cả khương hoàng lẫn uất kim đều có tác dụng hành khí. Thế nhưng, khương hoàng thì có tác dụng chỉ thống và phá huyết ứ là chủ yếu, trong khi uất kim thiên nhiều hơn về lợi mật, lương huyết, giải uất và chỉ huyết. Do đó, hai loại cũng đều có thể dùng ngoài để điều trị vết thương, ngứa lở, mụn nhọt.

Có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi chẳng may bị thương. Nhiều người cho rằng khi bị thương hoặc bị bỏng thì càng bôi nghệ sớm sẽ càng giúp làm giảm được nguy cơ bị thâm, sẹo. Thế nhưng, theo nhiều công trình nghiên cứu, trong nghệ có tinh chất Vitamin E và nhiều hóa chất khác có tác dụng kích thích vết thương nhanh liền, nó lại có tác dụng với những vết thương nhỏ như mụn trứng cá hoặc vết thương nhỏ mà thôi (khi bề mặt da bị tổn thương nhẹ) chứ không thể làm giảm sẹo hoặc thâm với những vết thương lớn.

vicare.vn-co-nen-boi-nghe-khi-vet-thuong-vua-dong-vay-2

Theo như lương y Vũ Quốc Trung, khi bôi nghệ vào vết thương mới sẽ gây nguy hiểm, dễ gây dị ứng và có thể khiến vết thương thêm trầm trọng. Nó còn có thể gây loét vùng da non ở vết thương. Do đó, không nên bôi nghệ vào vết thương vừa đóng vảy bởi nó dễ khiến vết sẹo sau này đen bóng lại bởi lúc này vết thương bắt đầu sẽ lên da non.

Còn theo chuyên gia da liễu – BS. Võ Thị Bạch Sương, về mặt y học cổ truyền, nghệ được dùng với mục đích để hỗ trợ đau dạ dày, tăng thải độc cho gan, giúp diệt khuẩn ngoài da và thông mật là chính. BS. Sương cũng cho biết, ngày xưa khi chưa có những loại kháng sinh bôi da thì bôi nghệ tươi sẽ giúp diệt một số ít vi khuẩn trên da, giúp da tránh được nhiễm trùng, kéo miệng nhanh hơn và lành dần dần. Sau này, khi khoa học phát triển thì có nhiều phương pháp hơn.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý ở chỗ, nếu như mài nghệ không sạch sẽ làm cho tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương cao hơn. Đồng thời, nghệ cũng có thể gây ra dị ứng đối với một số người nên cần phải cẩn trọng.

Còn theo lương y Huỳnh Văn Quang, trong nghệ có tính sát trùng, nhanh lành sẹo nhưng không được thoa trực tiếp lên vết thương hở (với những vết thương chưa lành hẳn) mà chỉ thoa khi vết thương đã kéo da non (khi chúng ta thấy ngứa ở vết thương). Chúng ta nên dùng nghệ xà cừ (loại nghệ có ánh sáng chiếu vào lấp lánh như xà cừ khi sắt lát ra) thì sẽ tốt hơn cho vết thương. Chỉ cần rửa thật sạch nghệ, dùng dao cắt lát, sát nhẹ vào vết thương chứ không cần giã hoặc mài rồi đắp lên.

vicare.vn-co-nen-boi-nghe-khi-vet-thuong-vua-dong-vay-3

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, nghệ có tính sát trùng, làm lành sẹo, nhưng không được thoa nghệ khi vết thương hở (chưa lành), mà nên thoa nghệ khi vết thương đã kéo da non (cảm giác ngứa ở vết thương). Và nên dùng nghệ xà cừ (loại nghệ khi cắt lát có ánh sáng chiếu vào thấy lấp lánh giống xà cừ) cho vết thương thì tốt hơn. Rửa sạch củ nghệ tươi, dùng dao sạch cắt lát, áp vào vết thương, không cần giã hay mài. (Theo Thanh niên)

Như vậy, với câu hỏi “có nên bôi nghệ khi vết thương vừa đóng vảy?” thì theo ý kiến của các chuyên gia là không nên mà hãy chờ cho đến khi vết thương đã kéo da non thì sẽ tốt hơn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích để độc giả biết cách chăm sóc vết thương của mình với nghệ