Chụp X quang phổi là làm gì? Phát hiện những bệnh nào?

Hiện nay, các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định bệnh, có rất nhiều các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cứt lớp vi tính, cộng hưởng từ,, chụp xạ hình, chụp X quang. Trong đó chụp X-quang là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy giữ vai trò quan trọng trong việc xác định chẩn đoán ban đầu của bệnh, đặc biệt tỉ lệ xác định bệnh phổi khá cao. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về chụp X-quang phổi là gì? Thế nào là X-quang phổi bệnh lý? Chụp X quang biết bện

Chụp X quang phổi là làm gì? Phát hiện những bệnh nào? Chụp X quang phổi là làm gì? Phát hiện những bệnh nào?

Hiện nay, các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định bệnh, có rất nhiều các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cứt lớp vi tính, cộng hưởng từ,, chụp xạ hình, chụp X quang. Trong đó chụp X-quang là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh thường quy giữ vai trò quan trọng trong việc xác định chẩn đoán ban đầu của bệnh, đặc biệt tỉ lệ xác định bệnh phổi khá cao. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về chụp X-quang phổi là gì? Thế nào là X-quang phổi bệnh lý? Chụp X quang biết bệnh gì?

Chụp X- quang phổi biết bệnh gì?

Có rất nhiều các bệnh lí về phổi như viêm phổi ( viêm phổi virus,viêm phổi tụ cầu..), xẹp thùy phổi, lao phổi, tràn dịch màng phổi... để phân biệt rõ ràng các bệnh phổi khác nhau thì thực hiện kĩ thuật chụp X quang phổi là một phương pháp rất hiệu quả và chính xác trong nhiều trường hợp của người bệnh. Chụp X quang còn cho thấy xuất hiện chất lỏng có trong phổi hoặc ở trong không gian quanh phổi.

Người bệnh được chỉ định chụp X quang để chẩn đoán các bệnh:

  • Ung thư phổi. viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Tràn khí thành ngực
  • Chấn thương ngực có nguy cơ gãy xương sườn
  • Dập phổi
  • Bệnh lý tim mạch.

Phân loại bộ phim X quang phổi

  • Phim phổi thẳng - Chụp ở tư thế thẳng: Đầu trong của xương sườn đối xứng qua gai sau cột sống lưng - Độ đen : thấy được vân phổi cách ngoại vi 1cm, thấy lờ mờ cột sống lưng sau bóng tim - Phim phải được chụp ở thì hít vào: vòm hoành phải ngang đầu trước xương sườn số 6 - Xương bả vai phải được tách ra ngoài trường phổi
  • Phim phổi nghiêng - Xác định xem có đúng nghiêng không( cung sau các xương sườn chồng lên nhau) - Phim phải chụp ở thì hít vào (các cùng đồ sườn hoành sau phải rõ)
vicare.vn-chup-x-quang-phoi-la-lam-gi-phat-hien-nhung-benh-nao1

Chụp X- quang phổi là làm gì?

Tia X hay X quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao,chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác các bệnh,kĩ thuật này được thực hiện như sau:

  • Chụp X quang được thực hiện trong 1 phòng đặc biệt với bóng di chuyển được gắn vào cần kim loại lớn.
  • Người bệnh đứng cạnh 1 tấm chứa phim X quang bên trong hoặc 1 đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh vào máy tính.
  • Kỹ thuật viên chụp X quang sẽ hướng dẫn cho khách hàng cách đứng để chụp. Khách hàng có thể được yêu cầu di chuyển theo những vị trí khác nhau hoặc các góc độ để có điểm từ phía trước và hai bên ngực.
  • Người bệnh cần nín thở khi chụp để tăng độ nét của hình ảnh X quang.
  • Trong quá trình chụp, người bệnh giơ cánh tay lên hoặc đưa sang hai bên và đẩy vai về phía trước. Người bệnh cần hít một hơi sâu và nín thở trong vài giây trong khi hình ảnh X quang được thực hiện. Giữ hơi thở sau khi hít vào sẽ giúp tim và phổi hiển thị rõ ràng hơn trên ảnh. Chụp X quang không gây bất cứ cảm giác nào. Trường hợp tư thế đứng gặp khó khăn, có thể chụp X-quang trong tư thế ngồi hoặc nằm.
  • Khi đã có hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ xem xét, phân tích hình ảnh, tìm kiếm manh mối có thể chứng minh dấu hiệu bệnh ung thư, viêm phổi hoặc các vấn đề về phổi khác. Từ đó có thể chẩn đoán bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả chẩn đoán cũng như những phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc biện pháp khác nếu cần thiết.

Chụp tia X quang có hại gì không?

Có một số thông tin nhận định chụp X quang có phần tác hại. Về điều này có thể khẳng định, chụp X quang không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người bởi mức độ ảnh hưởng là rất nhỏ. Tuy nhiên, khi hàm lượng tia nhiều, cường độ mạnh và thời gian chiếu tia X lâu.

Chụp X quang chỉ không gây hại sức khỏe với điều kiện phòng chụp, thiết bị chụp phải đảm bảo an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới đề ra. Cùng với đó, đội ngũ bác sĩ chụp X quang cần đạt trình độ yêu cầu, được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn.

vicare.vn-chup-x-quang-phoi-la-lam-gi-phat-hien-nhung-benh-nao2

Phải làm gì để tránh tác hại của X quang nếu có?

Người bệnh cần phải tìm tới bệnh viện uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị chụp và phòng chụp được đầu tư tốt. Ngoài ra, khi kiểm tra sức khỏe hoặc chẩn đoán bệnh cần chụp X quang, chỉ trong trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định chụp X quang. Khi chụp cần lưu ý những điểm sau:

  • Không được lạm dụng đi chụp tia x quá nhiều.
  • Không được tự ý xin chụp X quang phổi mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ xem tình trạng của bản thân có thật sự cần thiết chụp không.
  • Nếu như bác sĩ thấy chưa cần thiết phải chụp hay chưa cho chụp, thì tốt nhất cũng không được xin chụp cho bằng được.
  • Và trước khi chụp, bạn hay người nhà nên hỏi bác sĩ chụp x quang phổi khi có những dấu hiệu gì nhé.
  • Đối tượng nhất là trẻ nhỏ, người già lớn tuổi cần phải cẩn trọng khi được bác sĩ cho chụp x quang phổi nhé.
  • Mỗi khi chụp hình, bạn sẽ được mặc đồ bảo hộ bằng quần áo chì để che chắn tia X tiếp xúc ở những nơi không cần khảo sát. Nếu như không có thì phải hỏi ngay bác sĩ nhé.
  • Cần phải tháo những vật cản quang như: vòng dây, nhẫn, dây chuyền, bông tai, chai dầu, kim băng, dây nịt, răng giả... ra khỏi nơi cần chụp.
  • Nếu nhân viên y tế không có tháo, thì bạn cần phải tự tháo ra nhé hoặc hỏi lại nhân viên cho chắc chắn nhé.
  • Nên để ý đến những hướng dẫn trước khi chụp như các tư thế, cách chuẩn bị để có thể chụp được một cách chính xác nhất nhé.
  • Hơn nữa, tại khu vực chụp X quang, nếu như bạn thấy đèn cảnh báo bật sáng, có nghĩa là nhân viên đang phát tia. Lúc này bạn muốn làm gì hay đi đâu thì phải hỏi nhân viên y tế tại đó.

Xem thêm :

  • Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp X- quang bạn cần biết
  • Chụp x-quang có phát hiện ung thư không?
  • Chụp X-quang khám sức khỏe giá bao nhiêu?